Thương vụ cho biết, hải quan cảng biển Ai Cập kết hợp với bộ phận kiểm tra thực phẩm nhập khẩu, bộ phận kiểm tra y tế và vệ sinh an toàn hàng nhập khẩu đang siết chặt các biện pháp giám định, số lượng các lô hàng bị hải quan từ chối thông quan và vào Ai Cập có chiều hướng gia tăng. Lô hàng của một số doanh nghiệp Việt Nam cũng bị phát hiện bị vi phạm.
Để tránh thiệt hại kinh tế cho các doanh nghiệp, Thương vụ Việt Nam khuyến cáo: ngoài việc chuẩn bị đầy đủ giấy tờ tài liệu chứng nhận vệ sinh an toàn của hàng hóa, doanh nghiệp cần đặc biệt chú ý về chất lượng, phẩm cấp hàng xuất khẩu cũng như các biện pháp kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng cho chuyến hàng (như hút ẩm, hun trùng, vệ sinh, phun thuốc…) bởi thời gian vận chuyển đường biển từ các cảng Việt Nam đến các cảng Ai Cập tương đối dài, khoảng 1 tháng đến 1 tháng rưỡi./.
(Nguồn tin: TTXVN)
Tin liên quan:
Cấm nhập khẩu các chất kháng sinh bị cấm trong nuôi thủy sản
Khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Ai Cập
Thủy sản có giữ được thị trường Nhật?
Tôm Việt Nam có nguy cơ bị cấm vào Nhật
Đình chỉ xuất khẩu đối với doanh nghiệp vi phạm an toàn vệ sinh thủy sản
Từ chối tôm nguyên liệu chưa rõ nguồn gốc
Chế biến thủy sản: Loại bỏ kháng sinh cấm ra sao?
Tiếp tục cảnh báo doanh nghiệp xuất khẩu cá mực sang Nhật Bản
Cá mực Việt Nam có thể bị cấm sang Nhật
Phát hiện 127 lô tôm có chứa tạp chất