Ở những khu vực này, sự đói nghèo và thiếu hiểu biết là nguyên nhân chính đẩy nạn phá rừng lên cao, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống cũng như sản lượng gỗ nguyên liệu.
Trong hai thập kỷ gần đây, Chính phủ đã ban hành một số chính sách xóa đói giảm nghèo, tiêu biểu nhất là Chương trình 135. Các chương trình này chủ yếu tập trung vào nâng cấp cơ sở hạ tầng đường – trường – trạm ở các làng bản. Giai đoạn đầu qua 7 năm hoạt động trên 2.410 bản, kết quả cũng khá khả quan, với tổng số kinh phí 10 tỷ VNĐ (625 triệu USD).
Giai đoạn 2, bắt đầu từ năm 2006 đến 2010, Chính phủ sẽ chú trọng nhiều hơn vào việc phát triển sản xuất và thương mại. Với nguồn vốn 12,26 tỷ VNĐ tương đương 766 triệu USD (trong đó có 70% của Chính phủ), chương trình sẽ được áp dụng trên 1.850 bản và 2.500 làng xóm vùng cao. Theo thống kê, tỷ lệ nghèo đói của Việt Nam đã giảm từ mức 58% năm 1993 xuống còn 24,1% năm 2005, nhưng so với thế giới thì đây vẫn là mức khá cao.
Hiện nay, Việt Nam có khoảng 14 triệu ha rừng thuộc vùng rừng đã được bảo vệ, rừng trồng hoặc rừng khai thác, vì vậy số diện tích rừng chưa được bảo vệ và vẫn đang bị khai thác, phá trái phép chỉ chiếm khoảng 35% diện tích rừng cả nước. Tuy vậy việc bảo vệ 35% này vẫn là 1 thách thức lớn, trong đó vai trò bảo vệ lớn nhất chính thuộc về những con người hàng ngày sinh sống với rừng – những người dân bình thường thuộc các bản làng vùng cao. Chính vì vậy, với luật sửa đổi về việc bảo vệ và phát triển rừng năm 2004, Chính phủ đã kêu gọi tất cả các thành phần, các khu vực dân cư đều phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và thu nhập của người dân vùng núi. Ngoài việc chú trọng vào phát triển thương mại và sản xuất cũng như phổ biến kỹ thuật, Chương trình phát triển rừng 2006-2020 còn tạo thuận lợi lớn cho đồng bào sống gần khu vực rừng, như việc cho phép và cung cấp một phần kinh phí cho đồng bào khai thác rừng, làm nương...theo quy định của Nhà nước và phổ biến các phương pháp quản lý rừng để đồng bào từng bước hiểu và có ý thức bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá của thiên nhiên này.
Tuy vậy theo Ông Javed Hussain Mir – chuyên gia Ngân Hàng phát triển Châu Á cho rằng, việc làm cần thiết hiện nay để tránh việc các hộ dân hoặc nhà đầu tư tư nhân lợi dụng đất rừng để khai thác trái phép thì Chính phủ cần trao quyền sử dụng đất rừng trong thời gian dài, có như vậy mới tránh khỏi cảnh “Cha chung không ai khóc.”
Mô hình bảo vệ rừng:
Các tổ chức quốc tế như ADB, tổ chức phát triển và hợp tác kỹ thuật Đức...đã đưa ra một số hình mẫu để vừa có thể bảo vệ, vừa có thể phát triển rừng cũng như đời sống của những người dân hàng ngày sinh sống với rừng, với phương pháp này, người dân sẽ được phép tự quản lý và khai thác khoảnh rừng đã đăng ký.
Kết quả là, lần đâu tiên trong đời những người dân bản T'Ly vùng cao nguyên Trung bộ, tỉnh Đắc Lắc có thể khai thác đúng theo pháp luật đến 370 m3 gỗ xẻ từ 143 ha rừng thuộc huyện Ea H'Leo – nơi họ đã đăng ký quản lý và thu được 616 triệu VNĐ tương đương 38.500 USD, sau khi trừ các khoản chi phí, thuế... 123 gia đình làng T’ly đã thu được 238 triệu VNĐ tương đương 17.600 USD – chiếm 20% tổng thu nhập hàng năm.
Với nguồn thu nhập như vậy, chẳng có lý gì mà những người dân bản T’Ly này lại không cố gắng bảo vệ rừng, và ngày càng tu tạo để diện tích rừng của họ ngày càng lớn và thu hoạch được nhiều gỗ nguyên liệu. Sau khi nghiên cứu và thực hiện thử ở một số địa phương, trừ những vùng rừng nguyên sinh hay rừng trồng, kết quả cho thấy đây là biện pháp tương đối hoàn hảo với Việt Nam trong giai đoạn này. Vì vậy, theo kế hoạch phương pháp này sẽ được áp dụng rộng rãi cho các địa phương với diện tích rừng lên tới 600.000 ha và 250.000 người dân sinh sống ở các vùng lân cận.
Hy vọng rằng với những biện pháp đúng đắn của Chính phủ và ý thức của người dân, nguồn nguồn liệu gỗ của Việt Nam sẽ đủ cung cấp cho ngành gỗ đang trên đà phát triển và bền vững