Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chính sách cơ giới hoá ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp
20 | 11 | 2009
AGROINFO - Hiện tại, chính sách cơ giới hoá ở nhiều tỉnh ĐBSCL nói chung, ở hai tỉnh An Giang và Đồng Tháp nói riêng vẫn còn nhiều bất cập. Chúng tôi đã có trao đổi với chuyên gia Nguyễn Đình Hùng (Bộ môn Thể chế nông thôn - Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn) về nội dung này.

Ông có thể cho biết về một số chính sách hỗ trợ nông dân thời gian qua?

Trong năm 2009, Thủ tướng Chính phủ ban hàng 3 quyết định hỗ trợ nông dân:

- Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009

- Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009

- Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn.

Sau quá trình triển khai áp dụng vào thực tiễn, đã có một số bất cập từ các chính sách này, làm chậm quá trình cơ giới hoá ở các địa phương.

Chuyên gia Nguyễn Đình Hùng

Từ kinh nghiệm điều tra thực địa ở các tỉnh ĐBSCL, ông đánh giá như thế nào về hiệu quả của Quyết định 131/QĐ – TTg ngày 23/11/2009?

Về Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009, kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy một số điểm còn vướng mắc sau:

Theo Quyết định này, thời hạn vay được hỗ trợ lãi suất tối đa là 08 tháng đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết và giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 02 đến ngày 31 tháng 12 năm 2009, với mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng vay là 4%/năm, tính trên số tiền vay và thời hạn cho vay thực tế nằm trong khoảng thời gian 08 tháng; khi thu lãi cho vay, các ngân hàng thương mại giảm trừ số tiền lãi phải trả cho khách hàng vay. Để áp dụng được chính sách này người nông dân phải bỏ ra một khoản tiền mua máy là 10% để mua hóa đơn đầu vào của doanh nghiệp, nhiều hơn sự hỗ trợ nếu mua tự do nên các hộ nông dân mua máy không thiết tha với chính sách.

Còn về Quyết định 443/QĐ-TTg ngày 04/04/2009?

Theo Quyết định này, chính phủ hỗ trợ cho các khoản vay trung hạn là 4%/năm, nếu các hộ nông dân mua máy sử dụng chính sách này thì cũng giống như Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 23 tháng 01 năm 2009 bởi phải xuất trình hóa đơn tài chính, họ mất thêm 10% giá mua, nếu người nông dân vay được vốn trung hạn 3 năm thì bù trừ cho nhau cũng chỉ được 2% chênh lệch trong khi đó hộ nông dân phải đi lại làm nhiều thủ tục phức tạp nên chính sách này cũng khó áp dụng được với vấn đề cơ giới hóa nông nghiệp.

Gần đây nhất , có quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ , hiệu quả triển khai của quyết định này ở địa phương ra sao, thưa ông?

Về Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn:

Nhìn chung Quyết định này khó áp dụng vào thực tiễn vì một số lý do cơ bản sau:

Thứ nhất, trong khi lượng máy sản xuất trong nước còn rất hạn chế về số lượng và chất lượng thì các doanh nghiệp kinh doanh máy buộc phải nhập máy từ Trung Quốc và Nhật Bản sang thị trường Việt Nam để bán (thực tế máy trên thị trường An Giang có đến trên 80% là máy Trung Quốc, máy của Việt Nam rất hiếm) nhưng việc quy định chỉ hỗ trợ cho các loại máy nội địa làm cho đa số hộ nông dân muốn đầu tư mua máy gặt đập liên hợp khó có thể tiếp cận được chính sách này.

Thứ hai: Việc quy định các loại máy móc mua trong nước phải có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc máy cũng cản trở đáng kể đối với các doanh nghiệp sản xuất máy và các hộ nông dân đầu tư mua máy vì: Đa số cơ sở sản xuất trong nước hoạt động dưới dạng khoán thuế, họ không có hóa đơn đầu ra, muốn xuất hóa đơn phải qua Chi cục Thuế mà thủ tục ở đây khá phiền hà, phức tạp.

Đối với các doanh nghiệp có thể xuất hóa đơn bán hàng cũng gặp không ít khó khăn trong việc xuất hóa đơn đầu ra vì đa số các đầu vào của các doanh nghiệp được thu mua ở nhiều nguồn khác nhau, trong đó có cả đồ cũ nên thường không có hóa đơn đầu vào, do đó nếu xuất hóa đơn đầu ra thì không có hóa đơn đầu vào để khấu trừ thuế, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh thuế thu nhập doanh nghiệp sau này.

Do vậy khi bán máy ra thị trường, nếu khách hàng nào yêu cầu có hóa đơn đỏ thì các các doanh nghiệp này lập tức tăng giá lên 10% so với giá gốc để chia sẻ rủi ro về thuế với nông dân. Như vậy người nông dân mua máy phải chịu mức giá bán cao hơn 10% so với giá thực trên thị trường. Ngoài ra việc quy định máy nội địa sẽ được hỗ trợ theo Quyết định 497/TTg cũng không định nghĩa rõ thế nào là máy nội địa cũng cản trở không nhỏ đến việc tiếp cận chính sách của các các doanh nghiệp cũng như các hộ nông dân đến chính sách này.

Từ kết quả quá trình điều tra, nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện của các chính sách này….

(Còn nữa…)

AGROINFO



Báo cáo phân tích thị trường