Tăng 3-5% DN vẫn có lãi!
Theo phân tích của ông Đoàn Ngọc Lân, việc điều chỉnh tăng giá của các hãng sữa nhập ngoại từ đầu tháng 2, đầu tháng 3 vừa qua là bất hợp lý.
Theo ông Lân, tác động của biến động tỷ giá chỉ làm các hãng nhập khẩu sữa ngoại phải mất thêm chi phí cho khâu vận chuyển, còn các yếu tố khác vẫn giữ nguyên.
|
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet |
"Mức điều chỉnh tăng giá hợp lý nên ở con số từ 3 - 5%, thay vì 20% như thực tế. Như thế các hãng nhập khẩu sữa ngoại đã có lãi rồi!" - ông Lân khẳng định.
Ông Lân phân tích: Thời điểm hiện tại, biến động tỷ giá ở mức 9%, trong khi nhiều nhà phân phối sữa ngoại nhập tăng giá sữa lên tới 15 - 20% là... quas bất hợp lý.
Lý do: trong cấu thành giá sữa, giá mua vào chỉ chiếm 50% giá bán, các chi phí về thuế và các khoản khác chịu từ 15-20% tùy vào các thời điểm. Ngoài ra, quản lý phí chiếm khoảng 10%, phí tài mại (khuyến mại) và quảng cáo 10%, còn lại là lợi nhuận.
Như vậy, tỷ giá tăng 9% nghĩa là so với giá bán chỉ chiếm khoảng 4,5%. Cho nên, nếu tăng tỷ giá 9% mà giá bán tăng tới 15-20% là điều quá bất hợp lý.
Nếu giá bán tăng 20% thì tương đương tỷ giá tăng 40%, tức giá USD phải tăng lên 27.000 đồng/USD từ mức 19.000, trong khi giá USD hiện nay chỉ xuay quanh mức 22.000 đồng.
Người tiêu dùng bị đánh lừa?
VNA PHARM cũng là đơn vị tham gia nhập khẩu độc quyền các mặt hàng sữa của Pháp. Lãnh đạo công ty này cho hay, biến động tỷ giá và đồng USD không ảnh hưởng nhiều đối với các công ty sản xuất sữa tại châu Âu. Cụ thể, giá nguyên liệu đầu vào không thay đổi nhiều. Vì thế, giá sản phẩm thực chất không có biến động nhiều.
Thứ hai, các nhà phân phối Việt Nam nhập khẩu sữa ngoại thường nhập khẩu nguyên lon. Trên thực tế, việc nhập sản phẩm thành phẩm từ khu vực châu Âu thường chịu mức thuế cao hơn so với sản phẩm sữa nhập từ các nhà sản xuất thuộc khu vực ASEAN. Ngoài ra là các loại phí vận chuyển, phí bảo quản, quản lý, marketing...
Biến đổi tỷ giá như thời điểm vừa qua chỉ có thể cho phép giá thành thay đổi theo khoảng 3-5% so sánh với các mặt hàng khác. Các nhà nhập khẩu sữa ngoại chưa nên tăng giá lúc này. Vấn đề tăng tỷ giá chưa phải là yếu tố quyết định. Việc tăng giá 18% là điều cực kỳ vô lý, nhất là khi nhà nước đã có chính sách ưu đãi giá nhập khẩu sữa chỉ còn mức 5% - ông Lân nhấn mạnh.
Hiện tại, sữa ngoại có nguồn gốc từ châu Á khó cạnh tranh và chiếm thị phần ở thị trường châu Âu. Phần lớn các hãng sữa châu Á hướng vào người tiêu dùng nội địa, các nước nghèo thu nhập thấp hơn.
Ngoài việc tăng giá sữa, người tiêu dùng còn phải chịu thêm một thực tế về chất lượng sữa ngoại nhập của nhiều hãng không đúng như cam kết.
"Trẻ em uống sữa ngoại toàn bỏ sữa mẹ, công thức sản xuất được quảng bá là theo sữa mẹ nhưng hàm lượng đường quá cao dễ gây nghiện và dễ gây béo phì... Chỉ cần tăng hàm lượng ẩm lên 5%, 100 tấn sữa đã "ăn thêm" 5 tấn. Những "chiêu thức" này đã đánh lừa người tiêu dùng và mang lại một nguồn lợi không nhỏ đối với các nhà phân phối!" - ông Lân tiết lộ.