Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ nội ngoại thất Malaysia giảm 15%
07 | 06 | 2011
Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội ngoại thất của Malaysia có thể giảm 15% trong năm nay do đồng Ringgit mạnh lên trong suốt năm qua.

Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm gỗ nội ngoại thất của nước này đạt 7,95 tỷ RM. Hiệp hội các doanh nghiệp gỗ nội ngoại thất Malaysia (MFEA) cho biết kim ngạch xuất khẩu năm 2011 có thể giảm 15%, xuống mức 6,8 tỷ RM. Theo ông Lor Lean Sen, chủ tịch MFEA, đây là mức xuất khẩu tồi tệ nhất trong 3 năm qua. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2009, Hiệp hội đã nỗ lực đẩy kim ngạch xuất khẩu đạt 7,6 tỷ RM.

Đồng Ringgit tăng từ mức 3,25 RM/USD vào tháng 6/2010 lên mức khoảng 3 RM/USD hiện nay, tương đương mức tăng giá khoảng 8,3%. Theo ông Lor, do tình hình kinh tế bất ổn tại Mỹ và châu Âu, những nhà sản xuất – xuất khẩu Malaysia không thể chia sẻ chi phí sản xuất tăng với người tiêu dùng để làm dịu đi ảnh hưởng của tăng giá tiền tệ.

90% nguồn nguyên liệu thô cho sản xuất các sản phẩm gỗ nội ngoại thất Malaysia được cung cấp bởi các nhà sản xuất nội địa. Do đó, các hiệu ứng kinh tế lan truyền nhanh chóng tại ngành sản xuất các sản phẩm từ gỗ và gỗ của nước này. Theo ông Lor, Hiệp hội hy vọng chính phủ nước này phải thực thi nhanh chóng các biện pháp để bảo vệ ngành sản xuất gỗ nội ngoại thất nước này, bao gồm áp dụng một chính sách tỷ giá cạnh tranh với đồng USD, và áp dụng thuế đối với những lao động nước này có hoạt động tại nước này trong vòng 3 năm trở lên để giúp ngành sản xuất này duy trì tính cạnh tranh và tăng trưởng.

Theo ông, tỷ giá tiền tệ nên được duy trì ở mức 3,2 – 3,3 RM/USD. Hơn 70% trong số hơn 1000 thành viên Hiệp hội đồng tình rằng biến động hàng năm của đồng RM chỉ nên duy trì ở biên độ 3%.

Trong quý đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ nội ngoại thất sang Nhật Bản đã giảm 12% so với cùng kỳ năm trước, đạt 166 triệu RM, so với mức 186 triệu RM năm ngoái. Năm 2010, Nhật Bản là nhà nhập khẩu lớn thứ hai của MFEA, chiếm tỷ trọng 8,9% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ông Lor hy vọng Nhật Bản sẽ bắt đầu đặt hàng trở lại từ tháng 8 để tái thiết nhà cửa bị thiệt hại sau thảm họa động đất – sóng thần xảy ra hồi đầu tháng 3.

Kim Dung AGROINFO

Theo theglobalwood.com



Báo cáo phân tích thị trường