Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phỏng vấn TS Đặng Kim Sơn – Viện trưởng IPSARD về vai trò của đổi mới khoa học công nghệ trong sản xuất. (tiếp)
05 | 11 | 2011
Nhiều chuyên gia cho rằng, trong giai đoạn phát triển mới, cần tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, tưng cường nguồn vốn đầu tư cho các chương trình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ mới, tạo điều kiện khuyến khích gắn kết nông dân và doanh nghiệp. Như vậy, việc đảm bảo đầu ra cho sản phẩm mới bền vững và có tính cạnh tranh.
PV: Thưa ông, vì sao sau nhiều năm đổi mới và công nghiệp hóa thì tình trạng áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất vẫn chưa theo kịp tiến trình công nghiệp hóa?
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn:
-          Mức độ áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất kinh doanh chậm so với nhu cầu vì nhiều nguyên nhân. Thứ nhất về mặt cung, thì lực lượng các Viên nghiên cứu, các trường đại học đưa ra các tiến bộ kỹ thuật của chúng ta nói chung là chưa nhiều; các tiến bộ khoa học cần ứng dụng ngay vào sản xuất ngày càng ít hơn. Thứ hai về mặt cầu, các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong thời gian vừa qua đã trải rất nhiều sóng gió của quá trình biến đổi do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và cả biến động của quy mô tại Việt Nam. Cho nên những chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ lại đánh thẳng vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì thế họ rất thiếu tiền để mua công nghệ và áp dụng công nghệ.
-          Phải nói là chúng ta có hàng loạt các chính sách cần phải tiếp tục đổi mới, tiếp tục mạnh dạn để có thể mở ra một thị trường khoa học công nghệ thực sự thông thoáng và phát triển được.
PV: Thưa ông, kinh nghiệm của các nước phát triển trong đổi mới khoa học công nghệ trong giới doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì?
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn:
-          Rất nhiều nước đang phát triển họ cũng nhìn nhận như Việt Nam, doanh nghiệp vừa và nhỏ là một cấu phần hết sức quan trọng trong nền kinh tế đang chuyển từ nông nghiệp sang công nghiệp, là nguồn tạo ra việc làm, thu nhập cho lao động nông thôn. Nên thay vì bỏ tiền cho không người nghèo, thay vì bỏ tiền đi cứu trợ thì họ dung cái tiền đó đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. Và trong đầu tư cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tập trung đầu tư vào khoa học công nghệ. Họ có thể tạo quỹ cho vay vốn, mua sắm thiết bị, nhập khoa học công nghệ, trợ cấp cho những nông sản vật tư thiết bị mà doanh nghiệp sản xuất ra do áp dụng công nghệ mới.
-          Tất cả những sự hỗ trợ như thế sẽ đem lại một sức bật bước đầu mà doanh nghiệp vừa và nhỏ rất cần để vượt qua khó khăn trong giai đonạ thử thách, thử nghiệm, tìm tòi, áp dụng khoa học công nghệ. Và chỉ bằng cách đó, người ta mới đưa được khoa học công nghệ vào sản xuất, đó cũng là cách tốt nhất giúp tăng trưởng thoe chiều rộng, và vừa tăng hiệu quả sản xuất theo chiều sâu.
PV: Theo ông thì định hướng chính quan trọng nhất cho việc thây đổi đầu tư công nghệ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ là gì? Và vai trò của Nhà nước như thế nào đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong giai đoạn đổi mới hiện nay?
Tiến sỹ Đặng Kim Sơn:
-          Về định hướng chính, nếu muốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, mặc dù khoa học công nghệ là biện pháp hỗ trợ tốt nhất cho họ nhưng phải nói rằng doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam còn nhiều khó khăn ở mức độ căn bản hơn. Chúng ta cần phải có một chương trình hoàn chỉnh hay một đạo luật dài hạn để xác định vị trí vai trò của tất cả các thành phần kinh tế xa hội đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ để hỗ trợ họ một cách tổng quát và lâu dài hơn
PV: Xin cảm ơn ông!

 

Agroinfo - InvestTV



Báo cáo phân tích thị trường