Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các ý kiến chuyên gia và doanh nghiệp về tín dụng doanh nghiệp
28 | 11 | 2011
Những năm vữa qua, Chính phủ cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên đầu tư cho tín dụng nông thôn, tuy nhiên vẫn chưa có hiệu quả mạnh mẽ và tích cực. Sau đây là chính những ý kiến của những người trong cuộc về những tồn tại và giải pháp của chính sách tín dụng dành cho nông nghiệp nông thôn thời gian tới.
Ông Vũ Hồng Hải – Giám đốc doanh nghiệp Thái Đan, Tháo Bình: “Khó khăn đầu tiên chúng tôi gặp phải là vấn đề về vốn. Bởi, khi đầu tư cho nông dân, muôn ổn định sản xuất cần nhiều vốn. Hiện nay, 4 tháng mới thu hoạch được lúa, chúng tôi đã phải ứng giống, phân bón, thuốc trừ sâu và kỹ thuât từ đầu vụ. Đến khi mua thì phải có tiền trả ngay lập tức. Sauk hi đưa lúa về doanh nghiệp mới tiến hành lý các hợp đồng. Giai đoạn sau nếu ổn định thì cần phải ký hợp đồng trước khi thu hoạch lúa. Và chúng tôi cần quay nhanh đồng vốn. Khi cho nông dân vay vốn ưu đãi thì Nhà nước cũng cẫn ưu tiên hỗ trợ doanh nghiệp.”
Ông Vũ Trọng Bình – Phó Viện trưởng IPSARD: “Lãi suất phải phụ thuộc vào cơ chế thị trường. Nhà nước phải xác định được những lĩnh vực cần ưu tiên, đổi mới thực sự. Trên cơ sở đó, Nhà nước cần đưa nguồn lãi suất ưu đãi gắn với sự đổi mới. nghĩa là một doanh nghiệp tư nhân muốn được vay vốn với lãi suất thấp thì doanh nghiệp đó cần phải tạo bước đột phá về công nghệ, về cơ cấu tổ chức sản xuất. Nếu không sẽ không được ưu đãi, bởi sự ưu đãi chỉ dành cho sự năng động, biết đổi mới, tạo được giá trị gia tăng cả về kinh tế lẫn xã hội.”
Bà Trần Thị Hằng – thôn 4, xã Quảng Châu, Hưng Yên: “Lãi suất hiện tại thực sự cao so với quy mô trang trại. Nếu thuận lợi trong sản xuất thì không sao, nhưng nếu rủi ro thì đó là một nỗi lo lớn.”
Ông Đặng Kim Sơn – Viện trưởng IPSARD: “Rất nhiều chính sách của chúng ta trong quá trình điều chỉnh kinh tế vi mô đều không có lợi cho doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông thôn như chính sách tín dụng, chính sách tỷ giá hối đoái… Trong cái điều chỉnh như thế thì cần một số chính sách tốt hơn nữa để giải cứu, hỗ trợ, phục hồi hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở nông nghiệp nông thôn trước khi đưa những chính sách mới để thu hút tổng hợp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn.”
Ông Trần Lệ - Giám đốc Công ty nông sản Mường Phăng: “Với những doanh nghiệp đầu tư vào vùng sâu vùng xa như chúng tôi thì với lãi suất như thế, nếu không có những chính sách đặc thù của Nhà nước thì chúng tôi không dám tiếp cận với hệ thống tín dụng.”
Ông Võ Trí Thành – Phó Viện trưởng CIEM: “Nông nghiệp ngày càng trở thành lĩnh vực hấp dẫn, quan trọng, tuy nhỏ nhưng độ bao phủ lớn thì trở thành lợi thế quy mô. Chính vì vậy, quan trọng nhất là định chế tài chính phải hiểu được đây là lĩnh vực rất đáng để cung cấp nguồn lực, vốn, tín dụng. Tôi được biết các định chế tài chính liên quan đến khu vực này đang phát triển và dần được thực thi các sản phẩm dịch vụ tài chính. Đồng thời, sự cạnh tranh giữa các định vhees tài chính cũng cần được quan tâm.”
 Agroinfo - InvestTV


Báo cáo phân tích thị trường