Tại Ấn Độ, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới hiện nya, giá gạo đồ 5% tấm giảm 2 USD/tấn trong tuần này xuống còn 341 – 345 USD/tấn do biến động chính sách tiền tệ trong tháng 12 khiến nông dân không bán được lúa gieo cấy vụ hè và do đồng Rupee giảm giá so với đồng USD. Trong tháng 11/2016, chính phủ Ấn Độ đã rút các tiền mệnh giá 500 Rupee và 1.000 Rupee ra khỏi lưu thông để chống tham nhũng. Động thái này đã gây gián đoạn hàng loạt giao dịch nông sản như bông, gạo và đậu tương do hầu hết nông dân muốn được thanh toán tiền mặt.
Sản lượng lúa gieo cấy vụ hè của Ấn Độ ước đạt mức cao kỷ lục 93,88 triệu tấn trong niên vụ bắt đầu từ tháng 6/2017, tăng 2,81% so với cùng kỳ năm ngoái do mùa mưa tốt giúp thúc đẩy năng suất. “Áp lực nguồn cung đang tăng. Nhu cầu xuất khẩu cũng đang cải thiện nhưng không đủ để cân bằng áp lực nguồn cung”, theo một nhà xuất khẩu tại Kakinada thuộc Andhra Pradesh cho biết. Ấn Độ chủ yếu xuất khẩu gạo non-basmati sang các nước châu Phi và gạo basmati cao cấp sang Trung Đông. Ấn Độ đã xuất khẩu 3,79 triệu tấn gạo từ tháng 4 – 10/2016, giảm 3,1% so với cùng kỳ năm tài khóa trước.
Tại Thái Lan, nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, gạo Thái 5% tấm, FOB Bangkok, đứng giá ở mức 355 – 360 USD/tấn. “Giá đầu năm mới không biến động do kỳ nghỉ lễ dài”, theo ông Kiattisak Kallayasirivat, giám đốc Ascend Commodities-SA tại Bangkok cho biết. “Nếu có nhu cầu xuất khẩu, giá sẽ tăng do thu hoạch đã bước vào giai đoạn cuối”. Ông Kiattisak đang kỳ vọng có thêm các đơn hàng mới từ Philippines và châu Phi để đẩy giá tăng thêm 4 – 5 USD/tấn trước khi tháng 1 kết thúc.
Các nhà giao dịch gạo Việt Nam đang chào bán gạo 5% tấm ở mức 335 – 345 USD/tấn, FOB, không đổi so với tuần trước. “Người mua đều đang trong kỳ nghỉ nên chúng tôi không kỳ vọng có thê đơn hàng mới cho tới tuần tới”, theo một nhà xuất khẩu gạo Việt Nam cho biết. Năm 2016, xuất khẩu gạo Việt Nam ước giảm 25,8% so với năm 2015 xuống còn 4,88 triệu tấn, theo công bố của Bộ NNPTNT/
Theo Reuters