Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Việt Nam bị bổ sung lô hàng tôm FDA từ chối trong tháng 8/2017
07 | 10 | 2017
Cơ quan quản lý Thuốc và Thực phẩm Mỹ (FDA) vừa công bố thông tin liên quan đến các lô hàng nhập khẩu bị từ chối trong tháng 9, tính đến 22/9/2017. Trong 3 tuần đầu tháng 9, FDA cho biết 17/76 số lô hàng thủy sản bị từ chối (22,4%) là các lô hàng tôm chứa kháng sinh cấm. FDA cũng ban hành công báo về các lô hàng thủy sản bị từ chối thêm trong tháng 8 vừa qua, bao gồm xác định thêm 2 lô hàng tôm Việt Nam bị từ chối do các nguyên nhân liên quan đến kháng sinh cấm.

Trong 3 quý đầu năm 2017, FDA cho biết đã từ chối 67 lô hàng tôm do các lý do liên quan đến kháng sinh, thấp hơn nhiều so với số lô hàng bị từ chối trong năm 2014, 2015 và 2016.

3 lô hàng tôm bị FDA từ chối do kháng sinh trong tháng 8 là từ Trung Quốc, Hong Kong và Việt Nam, được báo cáo từ 3 văn phòng FDA khác nhau:

  • Yantai Wei-Cheng Food Co., Ltd. (Trung Quốc), một công ty không được miễn trừ khỏi Cảnh báo Nhập khẩu 16-131, có 14 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV do văn phòng West Coast thông báo ngày 7/9/2017;
  • Minh Phu Seafood Corporation (Việt Nam), công ty hiện đang trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 1-124 do ciprofloxacin trong các lô hàng tôm ngày 14/9/2017, có 2 lô hàng tôm nhập khẩu bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV báo cáo từ văn phòng Northeast ngày 7/9/2017;
  • Tuta Corporation (Venezuela), công ty hiện đang không có trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124, 16-127, hay 16-129, có 1 lô hàng tôm nhập khẩu bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV báo cáo từ văn phòng Southeast ngày 20/9/2017.

Báo cáo về trường hợp Tuta Corporation là trường hợp đầu tiên có lô hàng tôm bị từ chối từ Venezuela có liên quan tới kháng sinh cấm kể từ tháng 6/2007. Tuy nhiên, thông tin kiểm tra dư lượng thuốc mà FDA thông báo cho Shrimp Alliance theo Luật Tự do Thông tin cho thấy trong các năm tài khóa 2010 và 2012, cơ quan này đã kiể tra 31 mẫu tôm từ Venezuela và phát hiện mức dư lượng kháng sinh phạm luật trong 7 lô hàng tôm, mức độ phát hiện chiếm 22,6%. 6 trong số 7 lô hàng bị phát hiện này liên quan đến fluoroquinolones. Kể từ đó, Venezuela không có thêm lô hàng tôm nào bị cấm do kháng sinh cấm. Và bất chấp mức phát hiện sai phạm cao, chỉ 30 mẫu tôm Venezuela đã được kiểm tra trong suốt 4 năm sau đó (2013 – 2016), và không mẫu nào được kiểm tra trong năm 2015.Hơn một nửa số mẫu kiểm tra trong giai đoạn 4 năm kể trên (18/30) được kiểm tra đối với dư lượng thuốc trước đó không phát hiện thấy trong tôm Venezuela, bao gồm: chloramphenicol (9); nitrofurans (8); dyes (1). Tóm lại, tỷ lệ phát hiện cao đối với luoroquinolones trong tôm từ Venezuela đã không gặp bất cứ biện pháp can thiệp mạnh tay nào từ FDA và rõ ràng đã không có thông báo đại chúng về các trường hợp này.

2 lô hàng tôm bổ sung vào danh sách bị từ chối do kháng sinh cấm trong tháng 8 đến từ Việt Nam:

  • Ca Mau Seafood Processing & Service Joint Stock (Việt Nam), công ty có trong danh sách Cảnh báo Nhập khẩu 16-124 đối với enrofloxacin trong tôm vào ngày 8/12/2016, cho tôm vào ngày 28/2/2017, có 2 lô hàng tôm bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV báo cáo bởi văn phòng Northeast ngày 31/8/2017.

Tuy nhiên, báo cáo cập nhật của FDA trong tháng 8 cho biết một lô hàng tôm khác từ Seafood Processing & Service Joint Stock (Việt Nam), mang số hiệu 991-0228945-3, được báo cáo là bị từ chối do tôm chứa dư lượng thuốc BVTV từ văn phòng Northeast ngày 8/8/2017. Hơn nữa, báo cáo điều chỉnh bổ sung của FDA cũng cho biết một lô hàng tôm từ for Manwill Trading Company (Hong Kong), mang số hiệu EE3-1319155-7, bị từ chối do dư lượng thuốc BVTV báo cáo từ văn phòng Northeast ngày 14/8/2017. Mặc dù 2 lô hàng này không còn trong báo cáo danh sách lô hàng tôm bị từ chối trong tháng 8 nhưng vẫn nằm trong danh sách thống kê của FDA.

Theo Shrimp Alliance (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường