Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu pellet gỗ bùng nổ nhờ thay đổi chính sách
04 | 12 | 2017
Theo IEA Bioenergy, sản xuất gỗ pellet toàn cầu đang có tăng trưởng phi mã, từ 6 – 7 triệu tấn năm 2006 lên 26 triệu tấn năm 2015, tương đương tốc độ tăng trưởng hàng năm là 14%/năm. Hơn 60% gỗ pellet này được dùng để xuất khẩu, dẫn đến tốc độ tăng trưởng xuất khẩu pellet và bào gỗ đạt 11%/năm trong 5 năm qua, chạm mốc 2,5 tỷ USD trong năm 2016.

Điều gì đã thổi bùng nhu cầu đối với pellet gỗ? Sự duy trì khuynh hướng tối ưu hóa các phụ phẩm từ gỗ như pellet sinh khối là một trong những cách hiệu quả để biến chất thải sản xuất thành một ngành kinh doanh béo bở. Các phụ phẩm nông nghiệp như mùn cưa từ bào gỗ, vỏ cây bạch đàn, trấu gạo, và vỏ sắn là những phế thải có giá trị trong ngành kinh doanh pellet

Trong các nguồn pellet sinh khối khác nhau, pellet gỗ là nguồn phổ biến nhất, xét đến nguồn cung nguyên liệu thô dồi dào và hiệu quả đốt cháy cao hơn so với các nguồn sinh khối khác.

Ngoài ra, năng lượng gió, mặt trời và sinh khối đang có nhu cầu cao tại các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Anh do hiệu lực của các chính sách Renewable Portfolio Standards (RPS), nhằm mục tiêu tăng sản xuất điện từ các nguồn năng lượng tái sinh.

Theo Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC, top 3 nước xuất khẩu gỗ pellet là Mỹ, Canada và Latvia. Việt Nam là nước xuất khẩu gỗ pellet lớn thứ 6 thế giới và là nhà xuất khẩu lớn nhất châu Á. Việt Nam cũng là nhà xuất khẩu tăng trưởng nhanh nhất, hiện chiếm 5% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ pellet toàn cầu.

Việt Nam hưởng lợi xuất khẩu gỗ pellet nhờ ngành công nghiệp sản xuất nội thất gỗ lớn thứ 2 châu Á, chỉ đứng sau Trung Quốc. Điều này mang lại cho các nhà sản xuất gỗ pellet Việt Nam, chủ yếu có quy mô nhỏ, nguồn phế thải gỗ lớn được sử dụng là nguyên liệu giá rẻ để sản xuất pellet.

Hàn Quốc và Nhật Bản là hai nhà nhập khẩu gỗ pellet dẫn đầu châu Á, chủ yếu là do triển khai các chính sách RPS. Năm 2012, Hàn Quốc đặt mục tiêu tăng sử dụng các nguồn tái sinh trong sản xuất năng lượng từ 2% lên 10% vào năm 2024. Kết quả là các ngành sản xuất năng lượng tại Hàn Quốc đang chuyển qua dùng gỗ pellet để đạt mục tiêu nêu trên và tăng mạnh nhập khẩu gỗ pellet từ 100.000 tấn năm 2012 lên 1,7 triệu tấn năm 2016, với Việt Nam là nước hưởng lợi chính do là đối tác xuất khẩu gỗ pellet hàng đầu của Hàn Quốc.

Tại Nhật Bản, chính sách tương đương RPS cũng được triển khai vào năm 2012, sau sự cố thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011. Theo chương trình phi thuế đầu vào, sản xuất điện từ các nguồn tái sinh như gỗ pellet được hưởng phi thuế, dẫn đến nhập khẩu gỗ pellet của Nhật Bản tăng với tốc độ tới 48%/năm từ năm 2012, từ chỉ 20.000 tấn lên 350.000 tấn.

Theo Bangkok Post (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường