Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng tôm thẻ Ấn Độ có thể thấp hơn 600.000 tấn; nguồn cung tôm nguyên liệu thiếu hụt từ tháng 9
23 | 08 | 2018
Sản lượng tôm thẻ Ấn Độ có thể thấp hơn 600.000 tấn; nguồn cung tôm nguyên liệu thiếu hụt từ tháng 9

Sau khi tăng vọt lên trên 600.000 tấn trong năm 2017, sản xuất tôm thẻ của Ấn Độ có thể giảm trong năm 2018. Các vấn đề trong sản xuất, bao gồm dịch bệnh, giá tôm thấp là các nguyên nhân chính, theo các nhà quản lý tại hội nghị Aquaculture Roundtable Series, hay TARS, tổ chức tại Chiang Mai, Thái Lan vào tuần qua.

“Ấn Độ đã có một năm 2017 rất ấn tượng và diễn biến tương tự trong nửa đầu năm 2018”, theo Robins McIntosh, phó chủ tịch cấp cao của công ty thực phẩm lớn Thái Lan là Charoen Pokphand Foods. Ông McIntosh và S Santhana Krishnan, một nhà sinh vật học đại dương, hiện đang làm công việc tư vấn nuôi trồng thủy sản tại Marine Technologies, nhấn mạnh vào các vấn đề sản xuất và dịch bệnh.

Theo ông Krishnan, sản lượng tôm đến nay đã giảm 20% và có khả năng thiếu hụt từ tháng 9 trở đi. Hệ quả là giá tôm nguyên liệu hiện đang tăng do dự báo nguồn cung giảm, các nhà chế biến đều đang tranh nhau nguồn cung tôm để hoàn thành các đơn hàng đã ký. Ông McIntosh cho biết Ấn Độ đang “giảm sản xuất hoặc chỉ tăng rất nhẹ” so với năm 2017 do các vấn đề sản xuất. Trong một bài trình bày tại TARS, ông dự báo sản lượng tôm Ấn Độ sẽ không đạt 600.000 tấn trong năm 2018. Ông dự báo sản lượng tôm Thái Lan cũng sẽ giảm xuống chỉ còn khoảng 300.000 tấn, trong khi sản lượng tôm tại Việt Nam và Ecuador dự báo tăng.

Nguồn: Robins McIntosh

Trong bài trình bày “Ngành sản xuất tôm nuôi tại Ấn Độ: Quá nhanh, quá nguy hiểm – Kiểm soát và Thận trọng với Tăng trưởng”, ông Krishnan cho rằng sản lượng tôm tại Ấn Độ trong những tháng đầu năm 2018 tăng do nông dân chuyển từ thu hoạch tôm cỡ lớn sang thu hoạch tôm cỡ nhỏ và vừa. Nông dân Ấn Độ đang nuôi tôm cỡ 10 – 25gr, tùy vụ, so với những nông dân Thái Lan hiện đang nuôi tôm cỡ phổ biến là 40 – 50gr, thậm chí lên tới 60gr. Nông dân Ấn Độ quyết định thu hoạch tôm cỡ nhỏ và vừa do lo lắng về vấn đề dịch bệnh.

Do dịch bệnh đốm trắng gây thiệt hại cho nông dân, giá tôm cũng giảm trong tháng 3 – 4/2018 và nhiều nông dân đang ngừng thả nuôi. Ông Krishnan gọi đây là “hiệu ứng phân tầng”, khi một lượng lớn tôm cỡ nhỏ được thu hoạch hồi tháng 3 vừa qua. Tháng 4/2018, vấn đề dịch bệnh vẫn tiếp diễn, trong khi giá tôm tiếp tục giảm và nông dân thu hoạch trong tâm trạng hoảng loạn.

Bất chấp các biện pháp kiểm soát sinh học”, virus đốm trắng vẫn tiếp tục tác động lớn tới khả năng sinh lời. Sự cần thiết của việc tăng tương tác giữa các tác nhân ngành và chính phủ để xây dựng một mô hình nuôi tôm bền vững thì mới mang lại sản lượng tăng”.

Ông McIntosh nhấn mạnh cách tiến bộ công nghệ nuôi tôm của Thái Lan có ý nghĩa ra sao đối với năng suất. Ngược lại, tăng trưởng sản xuất tôm ấn tượng của Ấn Độ xuát phát từ mở rộng số trang trại nuôi trong khi có rất ít cải thiện về hiệu quả. “Tăng trưởng xuất khẩu cao là nhờ tăng trưởng diện tích nuôi tôm mới và tăng công suất chế biến tại một số bang”, ông Krishnan nhấn mạnh.

Tuy nhiên, một số trại nuôi tôm Ấn Độ, quy mô nhỏ hơn, độ mặn thấp hơn, lại khá thành công, ông McIntosh cho hay. Ông Krishnan cho biết tình hình hiện nay đang thúc đẩy nông dân Ấn Độ tiến tới sử dụng công nghệ cao. Ông McIntosh nhấn mạnh quan điểm tương đồng cho rằng nông dân Ấn Độ sẽ được thúc đẩy để sản xuất tôm nhiều hơn với số lượng trại nuôi ít hơn, hiện đại hơn và hiệu quả hơn trong tương lai. “Các vấn đề như tăng chi phí sản xuất, sinh trưởng chậm và độ mặn cao đang thúc đẩy nông dân tìm đến các công nghệ nuôi đổi mới, như các hồ nuôi trang bị hệ thống thổi khí chất lượng cao và các mô hình nuôi khép kín với việc sử dụng các phụ gia xử lý nước”.

Tình hình không hoàn toàn tồi tệ đối với Ấn Độ do sự nổi lên của sản xuất gắn với kiểm soát nguồn tôm giống nhập khẩu sạch bệnh, quản lý các khu vực nuôi tôm giống và tôm thương phẩm cũng như giới hạn mật độ thả nuôi, ông Krishnan cho hay. Ông cũng nhấn mạnh rằng việc sản lượng tôm Ấn Độ chạm mức 600.000 tấn trong năm 2017 rất ấn tượng, ngay cả khi có khả năng sản lượng tôm của nước này giảm trong năm 2018. Ngoài ra, khả năng tiếp tục tăng trưởng sản xuất trong tương lai vẫn còn. “Đến năm 2022, mục tiêu tăng xuất khẩu tôm Ấn Độ lên 7 tỷ USD, mặc dù một số tác nhân ngành lạc quan rằng con số có thể chạm mốc 10 tỷ USD”.

Ngoài ra, ngành tôm Ấn Độ sẽ ổn định được giá tôm khi tiếp cận thị trường châu Âu được cải thiện, vốn đang bị tác động mạnh bởi các cảnh báo kháng sinh từ phía EU. “do tình trạng sử dụng phổ biến kháng sinh trong ngành nuôi tôm Ấn Độ, các biện pháp kiểm soát sản xuất cần được tập trung triển khai. Ngành tôm cũng cần cải thiện tiếp cận thị trường châu Âu và giải quyết các vân đề tác động lên tính bền vững và khả năng sinh lời”.

Tăng trưởng sản lượng tôm Việt Nam, Ecuador

Nguồn: Robins McIntosh

Ông McIntosh cho rằng hiệu quả tăng và sử dụng công nghệ cao đang thúc đẩy sản lượng tôm tại Việt Nam và Ecuador. Tại Việt Nam, xu hướng chuyển sang các ao nuôi nhỏ hơn, hiệu quả hơn, hệ thóng trao đổi nước hiệu quả hơn sẽ đẩy tổng sản lượng tôm thẻ và tôm sú lên gần chạm mức 500.000 tấn trong năm 2018.

Nguồn: Robins McIntosh

Sản lượng tôm Ecuador cũng được ông McIntosh dự báo vượt mốc 500.000 tấn.

Nguồn: Robins McIntosh

“Tại Ecuador, việc áp dụng các mô hình nuôi phat triển công nghệ cao, hiệu quả sẽ đẩy tổng sản lượng vượt mốc 500.00 tấn trong năm 2018”.

Theo Undercurrent News



Báo cáo phân tích thị trường