Sự lây lan của ASF tại Trung Quốc rất nhanh và nghiêm trọng
Tính đến ngày 18/9/2018, Trung Quốc đã báo cáo 20 ca dịch tả lợn châu Phi (ASF) tại 7 tỉnh. Dựa trên sự lan rộng của các ca bệnh được báo cáo cho tới thời hạn trên, không có vẻ dịch bệnh này đã được khống chế và các ca bệnh mới sẽ tiếp tục được báo cáo tiếp. Để kìm chế sự lây lan của dịch bệnh, Trung Quốc đã hạn chế vận chuyển lợn sống trong 7 tỉnh báo cáo dịch và 11 tỉnh lân cận.
Trong khi các tác động dài hạn vẫn chưa rõ ràng, những gì các nhà phân tích tại Rabobank nhận thấy là việc ngăn cấm vận chuyển lợn sống trên thị trường nội địa Trung Quốc đang tạo ra những đợt di chuyển lớn trong nguồn cung lợn sống/thịt lợn. Nguồn thịt lợn thặng dư đang gây áp lực lên giá thị trường do các nhà sản xuất đang tìm kiếm gắt gao các nguồn lợn sạch trên thị trường. Đồng thời, giá thịt lợn tại các đô thị lớn dọc miền đông và nam Trung Quốc, vốn không có hoạt động chăn nuôi lợn, tăng tới 40$ kể từ khi các lệnh cấm vận chuyển được ban hành. Nếu sử dụng dữ liệu về thiệt hại gây ra do dịch bệnh tai xanh (PRRS) xảy ra vào năm 2007 làm tham chiếu, Rabobank cho rằng khả năng thâm hụt nguồn cung sẽ lên tới 2 – 3 triệu tấn trong những tháng tới.
Bùng phát dịch tả lợn tại Châu Âu – Một mức độ nghiêm trọng mới
Ngày 13/9, việc phát hiện dương tính dịch tả trong lợn hoang tại miền nam nước Bỉ gây ra những lo ngại rất nghiêm trọng. Quy mô đàn lợn hoang tại khu vực này rất lớn – và nếu dịch bệnh này đã xuất hiện thì rất khó để kìm chế sự lây lan. Rabobank dự báo các nhà chức trách châu Âu sẽ tiến hành các biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt để giải quyết vấn đề, nhưng nếu các đàn lợn hoang gây lây lan dịch tả lợn sang các nước xuất khẩu thịt lợn lớn như Pháp hoặc Đức, thương mại lợn toàn cầu sẽ bị ảnh hưởng. Bất cứ sự gián đoạn nào trong hoạt động thương mại từ các nước xuất khẩu lớn tại châu Âu cũng sẽ khiến châu Á gặp nhiều khó khăn để tìm kiếm các đối tác khác.
Không còn khu vực sản xuất thịt nào cách ly được với dịch tả
Đối với các nhà sản xuất – chế biến thịt lợn Bắc Mỹ, các diễn biến này mang lại cả nỗi lo ngại lẫn lạc quan. Đối với các nhà sản xuất thịt lợn Mỹ, cùng với các nhà sản xuất tại Canada và Brazil, Rabobank dự báo gián đoạn trong sản xuất – thương mại tại các khu vực sản xuất thịt lợn lớn sẽ mở ra những cơ hội xuất khẩu tốt. Ban đầu, những người mua lo ngại về nguồn cung và giá thành thịt lợn tương lai có thể sẽ “mua điên cuồng”. Đến đầu năm 2019, Rabobank dự báo các thị trường sẽ được thông tin tốt hơn về tình hình dịch bệnh và dẫn đến nảy sinh nhu cầu nhập khẩu thịt lợn. Nhiều người mua phụ thuộc vào nguồn cung thịt lợn từ Tây Âu – hiện chiếm khoảng 35% tổng kim ngạch xuất khẩu thịt lợn toàn cầu – hiện vẫn chưa phát hiện dịch tả ASF. Nếu virus lây lan sang châu Âu thông qua các đàn lợn hoang, Rabobank cho rằng nhu cầu xuất khẩu thịt lợn Mỹ, Canada và Brazil sẽ tăng mạnh, cũng như nhu cầu đối với các nguồn protein cạnh tranh với thịt lợn sẽ tăng theo, bao gồm thịt bò, thịt gà và thủy sản.
Khả năng lây lan mạnh dịch tả lợn (ASF) trên khắp châu Á và/hoặc châu Âu đặt ra rủi ro lớn đối với các nhà sản xuất Bắc Mỹ và Nam Mỹ. CÁc nỗ lực tìm cách và ngăn chặn tất cả các nguồn lây nhiễm dịch bệnh đang được triển khai. Ví dụ tại Mỹ, ngành chăn nuôi lợn đang hợp tác với các nhà chức trách thú y và thương mại để đảm bảo tất cả các điểm thông quan hàng hóa được an toàn dịch bệnh. Các nguồn cung TACN, casing và nhập khẩu nguồn thịt lợn nhiễm bị đều đang bị trừng phạt nặng.
Điều gì sắp xảy ra?
Rabobank cho rằng các quốc gia phụ thuộc vào nhập khẩu thịt lợn sẽ bắt đầu tăng dự trữ ngay khi có thể và bắt đầu các đơn đặt hàng với các nhà cung cấp thịt lợn còn chưa xuất hiện ASF. Điều này có thể mang lại lợi ích cho các nhà xuất khẩu thịt lợn Bắc Mỹ và Nam Mỹ, cũng như các nhà cung cấp thịt gà và thịt bò. Rabobank cũng dự báo Trung Quốc và các khu vực bị dịch bệnh ảnh hưởng tại châu Âu sẽ nỗ lực cô lập và xóa bỏ triệt để nguồn lây bệnh. Tuy nhiên, các nỗ lực để xây dựng lại nguồn cung có thể sẽ mất nhiều tháng. Trong khi đó, người tiêu dùng Trung Quốc có thể dịch chuyển từ các nguồn cung thịt lợn đắt đỏ và khan hiếm hơn sang các lựa chọn protein khác như thịt gà, cá thịt trắng nuôi, và thậm chí là thịt bò. Tại các khu vực sản xuất không xuất hiện dịch bệnh, Rabobank cho rằng các biện pháp an ninh sinh học và kiểm tra tăng cường sẽ được triển khai để đảm bảo nguồn cung liên tục cho các thị trường xuấtk hẩu. Hiện vẫn chưa rõ bằng cách nào ASF sẽ lây lan trong những tháng tới, mức độ tăng nhu cầu nhưng rủi ro dịch bệnh có thể chưa bao giờ lớn đến thế.