Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay : Trường hợp Bình Thuận và cây Thanh long
13 | 09 | 2007
Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và nông nghiệp đóng vai trò rất trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng của địa phương: Năm 2005, nông nghiệp chiếm trên 39% GDP của tỉnh
Bình Thuận là tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ và nông nghiệp đóng vai trò rất trọng đối với phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển nông thôn nói riêng của địa phương: Năm 2005, nông nghiệp chiếm trên 39% GDP của tỉnh.

Trong nông nghiệp, trồng trọt là ngành đóng góp giá trị kinh tế cao nhất (80% tổng giá trị sản xuất của nông nghiệp, 2005). Các loại cây lâu năm bao gồm cây công nghiệp lâu năm (cao su, hồ tiêu, điều, v.v..) và cây ăn quả là những loại cây trồng đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của nông nghiệp Bình Thuận trong những năm vừa qua.

Tuy thanh long là loại cây lâu năm có diện tích đứng thứ ba (5.799 ha, 2005) sau điều (25.216 ha) và cao su (12.515 ha), song thực tế các hoạt động kinh tế-xã hội gắn liền với cây thanh long lại thể hiện rõ nét nhất những biến đổi kinh tế-xã hội nói chung trong biến đổi trong nông nghiệp, nông thôn nói riêng của Bình Thuận trong giai đoạn hiện nay.

Cơ cấu GDP của tỉnh Bình Thuận

(2001-2005, đv: triệu đồng)

Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp Bình Thuận (2005, đv: triệu đồng)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận, 2005)

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận, 2005)

Thanh long hiện được trồng chủ yếu tại huyện Hàm Thuận Nam, chiếm tới 63,5% tổng diện tích. Tại đây, người ta chỉ cần biết số “trụ” thanh long mà mỗi gia đình có được là có thể đánh giá được mức độ phát triển kinh tế hay mức độ giàu có/khó khăn của các hộ gia đình đó. 100 trụ thanh long tương đương với diện tích khoảng 1 sào (500 m2), 1 mẫu đất canh tác do vậy có thể trồng được 1000 trụ hay “một thiên trụ”. Một trụ thanh long nếu được chăm sóc tốt có thể cho thu về 150.000-200.000/một năm, sau khi trừ chi phí thì thu nhập có thể đạt 100.000-150.000/năm. Như vậy, nếu một gia đình có 1 mẫu đất canh tác thì thu nhập có thể đạt 100-150 triệu/năm. Phần lớn các hộ gia đình mà chúng tôi có dịp khảo sát trong chuyến đánh giá nhanh vào tháng 3/2007 vừa qua có diện tích trồng thanh long từ trên 1 mẫu cho tới gần 2 mẫu. Số hộ trên trên 5 mẫu (hay trên 25000m2) là không nhiều.

Phân bổ diện tích trồng Thanh long tại Bình Thuận (2005)

Diện tích cho sản phẩm (ha)

Năng suất (tạ/ha)

Sản lượng (tấn)

Tổng

4.880

198,4

96.806

Phan Thiết

230

64,6

1.485

Tuy Phong

16

162,5

260

Bắc Bình

230

150,0

3.450

Hàm Thuận Bắc

1.172

154,2

18.074

Hàm Thuận Nam

3.097

232,4

71.968

Tánh Linh

7

180

126

Đức Linh

-

-

-

Hàm Tân

128

222

1.443

Phú Quý

-

-

-

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Bình Thuận, 2005)



Ngô Vi Dũng - Nguyễn Văn Y (Agroingo)
Báo cáo phân tích thị trường