Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Nhiều doanh nghiệp đường hạ giá bán dưới giá thành để cạnh tranh với đường lậu
11 | 11 | 2019
Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho rằng việc doanh nghiệp giảm giá đường "chẳng khác nào hành động tự sát khi dồn người nông dân trồng mía vào con đường phá sản, đành phải bỏ cây mía và đến lượt nhà máy không có mía đành phải đóng cửa".

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), ngay từ đầu niên vụ 2018 - 2019, dưới tác động của đường nhập lậu và gian lận thương mại, với lí do chống đường nhập lậu nhiều thành viên Hiệp hội đã thông báo bán phá giá đường, dưới giá thành sản xuất.

Giá đường tuy thấp nhưng trong thời gian dài cũng không bán được, nhiều doanh nghiệp thành viên nợ cả tiền mía nông dân.

VSSA cho rằng điều này không phù hợp với điều lệ của Hiệp hội: "không làm xấu môi trường cạnh tranh, gây tổn thất cho Hiệp hội hoặc cho các hội viên như: Bán phá giá, lôi kéo khách hàng của nhau, thiếu trung thực, mua phá giá, độc quyền đầu cơ thương mại."

Theo VSSA, Chính phủ đã chấp thuận trong việc tiêu thụ đường qua đường mòn lối mở, cửa khẩu phụ tại Lào Cai. Tuy nhiên hầu hết lượng đường xuất qua cửa khẩu này là đường sản xuất xuất khẩu nên không giải quyết được tồn kho đường sản xuất từ mía trong nước.

Hiệp hội cũng nói thêm nguồn gốc đường nhập lậu vào Việt Nam là đường phá giá xuất phát từ hành vi gian lận thương mại quốc tế của Thái Lan.

"Rất tiếc là do thiếu thông tin, bản chất gian lận này đã không được Hiệp Hội nhận diện chính xác và kịp thời", VSSA cho hay.

Hiệp hội cũng cho rằng việc doanh nghiệp giảm giá đường "chẳng khác nào hành động tự sát khi dồn người nông dân trồng mía vào con đường phá sản, đành phải bỏ cây mía và đến lượt nhà máy không có mía đành phải đóng cửa".

Theo Kinh tế & Tiêu dùng



Báo cáo phân tích thị trường