Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Hơn 300 thương nhân Trung Quốc sẽ cách li 14 ngày trước khi thu mua vải thiều tại Bắc Giang
27 | 05 | 2020
Với “thủ phủ” vải thiều Lục Ngạn, sản lượng ước đạt 85.000 tấn, trong đó vải sớm đạt khoảng 20.000 tấn. Ngoài tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu chính của quả vải vẫn là Trung Quốc qua cửa khẩu hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai.
Với “thủ phủ” vải thiều Lục Ngạn, sản lượng ước đạt 85.000 tấn, trong đó vải sớm đạt khoảng 20.000 tấn. Ngoài tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu chính của quả vải vẫn là Trung Quốc qua cửa khẩu hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai.
 

Theo báo Bắc Giang, hiện chỉ còn hơn 10 ngày nữa là tới chính vụ vải thiều. Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam sáng ngày 26/5 cho biết đến thời điểm này có 312 thương nhân người Trung Quốc đăng kí đến huyện thu mua vải thiều. 

"Chắc chỉ trong vài ngày tới, họ sẽ rải rác sang và huyện sẽ đón ngay tại cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) để đưa đi cách li 14 ngày. Hiện huyện đã bố trí đủ khách sạn, phòng nghỉ, bảo đảm an ninh, y tế, bữa ăn… để thương nhân yên tâm cách li, phòng, chống dịch COVID-19 theo qui định", ông La Văn Nam cho hay.

 

Theo Phònng Văn hóa và Thông tin huyện trên địa bàn huyện hiện có 29 cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ), với 338 phòng, 454 giường. Riêng trên địa bàn thị trấn Chũ có 13 cơ sở với gần 150 phòng, trên 250 giường.

Huyện đã tiến hành khảo sát và bố trí 20 nhà nghỉ trên địa bàn để phục vụ cách li. Tại các cơ sở cách ly, bố trí công an, nhân viên y tế trực 24/24 giờ; bảo đảm cơ sở vật chất, nơi ăn nghỉ theo qui định; nội qui cơ sở cách li được viết bằng 3 thứ tiếng (Việt - Trung - Anh); hợp đồng cung cấp thức ăn đối với các nhà hàng, quán cơm, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm...

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, năm nay, dự kiến sản lượng vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang ước đạt 160.000 tấn, tăng 10.000 tấn so với năm 2019; chất lượng quả vải cũng được bảo đảm. 

Với “thủ phủ” vải thiều Lục Ngạn, sản lượng ước đạt 85.000 tấn, trong đó vải sớm đạt khoảng 20.000 tấn. Ngoài tiêu thụ trong nước, thị trường xuất khẩu chính của quả vải vẫn là Trung Quốc qua cửa khẩu hai tỉnh Lạng Sơn và Lào Cai.

Cũng theo UBND huyện Lục Ngan, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, dù đã hơn 40 ngày qua Việt Nam không có ca mắc mới ở cộng đồng song không vì thế mà chủ quan khi thương nhân trong nước, nước ngoài, du khách khắp nơi đổ về vùng vải. 

Ngay đến hội nghị xúc tiến tiêu thụ vải thiều, Bắc Giang cũng đề xuất họp trực tuyến từ điểm cầu chính tại Bắc Giang với các điểm cầu trong cả nước và hai tỉnh Quảng Tây, Vân Nam (Trung Quốc).

Cùng với xuất khẩu, thị trường nội địa năm nay cũng được khai thác triệt để. Hiện đã có 6 doanh nghiệp, tập đoàn gồm Tập đoàn Aoen, Central Group, Mega Market và các Công ty: TNHH Xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu (Bến Tre); cổ phần Ameii Việt Nam (Hà Nội) và Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thực phẩm Toàn Cầu (Lục Ngạn) tham gia tiêu thụ vải cho người dân Bắc Giang. 

Ngay Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Vifoco (TP Bắc Giang) là doanh nghiệp lần đầu tiên gia nhập thị trường vải thiều đã kí hợp đồng thu mua 700 tấn vải tươi của Lục Ngạn để chế biến, cấp đông xuất sang thị trường châu Âu và Hàn Quốc.

 
 
 

 



Báo cáo phân tích thị trường