Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Có nên mua tem để gửi thư điện tử không?
10 | 09 | 2007
Một số chuyên gia Internet từ lâu đã cho rằng đợt sóng ngày càng tăng của các núi thư điện tử gửi hàng loạt sẽ biến thành một dòng chảy nhỏ giọt nếu người ta phải trả dù chỉ một xu cho mỗi thông điệp mà mình gửi đi. Một xu này là cái giá rất nhỏ phải trả để thông tin liên lạc lẫn nhau, nhưng nó có thể phá huỷ những doanh nghiệp thường gửi một triệu đơn chào hàng chỉ để có được 10 người đáp lại.
Ý tưởng trả tiền cho e-mail này bị bác bỏ vì hai lý do, thứ nhất là không thực tiến, và thứ hai là nó đi ngược lại tinh thần miễn phí của Internet.

Ngày nay, ý tưởng về tem thư điện từ một lần nữa được các nhà sở hữu hai hệ thống e-mail lớn nhất thế giới xem xét, đó là Microsoft và Yahoo.

Cách đây mười ngày, chủ tịch hãng Microsoft, ông Bill Gates nổi tiếng, đã nói với Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thuỵ Sĩ, rằng núi e-mail này sẽ không còn xảy ra trong hai năm nữa, một phần bởi vì các hệ thống sẽ yêu cầu mọi người phải trả tiền để gửi e-mail. Trong khi đó, Yahoo thì lặng lẽ thẩm định một kế hoạch bưu phí e-mail đang được Goodmail, một công ty ở Thung lũng Silicon, xây dựng.

“Vấn đề cơ bản dẫn đến sự tồn tại của các núi thư là chẳng có gì ngăn cản người ta gửi e-mail cả”, Brad Garlinghouse, giám đốc phụ trách các sản phẩm liên lạc của Yahoo nói.

Cũng theo ông Garlinghouse, công ty này được kích thích bởi ý tưởng bưu phí vì nó sẽ khiến những người gửi thư chỉ gửi đơn chào hàng cho những người có thể chấp nhận các đơn chào đó mà thôi. Ống nói: “Những người gửi thư điện tử hàng loạt không thể hành động mà không đếm xỉa gì đến lợi ích của những người cung cấp dịch vụ Internet hay những người sử dụng cuối cùng như vậy được”. Nhưng cả Yahoo và Microsoft đều không cam kết gì về việc thu bưu phí, một phần do ý tưởng này vẫn vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ phía những người sử dụng Internet.

“Thật là quá đáng nếu tôi phải trả bưu phí cho danh sách điạ chỉ thư của mình”, ông Davis Farber, giáo sư trường đại học Carnegie Mellon, người đang điều hành một danh sách thư điện tử về vấn đề chính sách và công nghệ với lượng người nhận lên tới 30.000, nói. Ông cho rằng các hệ thống bưu phí thư điện tử sẽ trở nên quá phức tạp và sẽ thu phí từ cả những người sử dụng không kiếm lợi nhuận từ việc gửi thư, những người này nên được phép gửi e-mail miễn phí. Ông nói thêm: “Tôi ngờ rằng bưu phí sẽ bắt đầu từ con số rất nhỏ và chẳng bao lâu sẽ tăng rất nhanh”.

Trong khi đó, cách đây vài tuần, những nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn, trong đó có Microsoft và Yahoo, đã tiếp tục cuộc hội đàm được bắt đầu từ năm ngoái về việc tạo ra những tiêu chuẩn công nghệ để giúp nhận dạng những người gửi thư hợp pháp. Bằng cách này, những kẻ gửi núi thư sẽ phải định dạng bản thân hoặc người sử dụng sẽ loại bỏ tất cả các thư giấu tên.

Nhưng với các nhà cung cấp dịch vụ Internet lớn thì triển vọng thu bưu phí e-mail sẽ tạo ra một nguồn doanh thu mới có thể giúp bù đắp chi phí vận hành hệ thống e-mail cực kỳ hấp dẫn của họ.

“Việc gửi một lượng e-mail lớn liên quan đến những chi phí mà các nhà cung cấp dịch vụ Internet phải trả và sau rốt là các khách hàng phải trả”, Linda Beck, Phó giám đốc điều hành của EarthLink nói. "Liệu ta có nên để những người tạo ra những núi thư này phải chịu trách nhiệm tài chính cho tác phẩm của họ không? Tôi nghĩ rằng có”. Bà cũng nói thêm rằng nên duy trì miễn phí e-mail dành cho các cá nhân bàn việc riêng.

Việc phân loại e-mail là một trong những khó khăn lớn về mặt kỹ thuật mà các đề án bưu phí vấp phải. Để xử lý vấn đề này, các nhà nghiên cứu lý thuyết đã đề nghị sử dụng một hệ thống tem thư phức tạp, trong đó mỗi người nhận e-mail đặt giá cho mỗi tin gửi vào hộp thư của mình. Tại Davos, ông Gates đã nói về một hệ thống cho phép người sử dụng không dùng phí này với các bạn bè và ng ười thân của mình.

Công ty Goodmail, được thành lập bởi một doanh nghiệp người Israel tên là Daniel T. Dreymann sáng lập, đang phát triển một hệ thống mà công ty này hy vọng rằng sẽ dễ sử dụng. Công ty đề xuất rằng đầu tiên, chỉ những người gửi thư số lượng lớn mới phải trả bưu phí, với mức giá là một xu cho mỗi thư, và số tiền này sẽ thuộc về người cung cấp dịch vụ Internet của ng ười nhận e-mail. Công ty này không yêu cầu nhưng gợi ý rằng các nhà cung cấp Internet nên chia sẻ số tiền này với người sử dụng bằng cách giảm giá phí d ịch vụ hàng tháng.

Hệ thống Goodmail được thiết kế để hoạt động ngay cả khi không phải tất cả những người gửi thư và không phải tất cả các nhà cung cấp dịch vụ Internet đều tham gia. Một người gửi e-mail hàng loạt sẽ đăng ký với Goodmail, mua một lượng lớn tem - trên thực tế là một số được mã hoá - mà sẽ lồng vào tiêu đề của mỗi thư. Nếu nhà cung cấp Internet của ng ười nhận thư tham gia vào hệ thống này, thì nhà cung cấp này sẽ giải mã tem và trình cho Goodmail. Chỉ khi đó, tài khoản người gửi mới phải trả một xu và nhà cung cấp dịch vụ Internet nhận được đồng xu đó trừ đi phí dịch vụ cho Goodmail. Người gửi thư không phải trả tiền cho những tem thư không sử dụng, nhưng họ phải trả phí bất kể người nhận có đọc thư của họ hay không.

Theo kế hoạch này, các nhà cung cấp Internet vẫn sẽ chấp nhận e-mail không có tem. Nhưng e-mail đó sẽ bị xử lý bởi một loại thiết bị lọc thư rác đang được sử dụng hiện nay, thiết bị lọc này có thể loại nhầm cả những thư hợp pháp. Các nhà cung cấp Internet sẽ giao tất cả các thư có tem mà không đưa qua khâu lọc.

Goodmail không yêu cầu người nhận phải đòi hỏi thư dán tem. Richard Gingras, giám đốc điều hành của Goodmail, nói: “Rõ ràng là nếu tôi phải được phép mới được gửi cho bạn một thư nhắn thì thật vớ vẩn và đây không phải là một chính sách hay”. Tuy nhiên, ông này cũng nói rằng Goodmail sẽ yêu cầu những người gửi thư phải xác minh nhận dạng của mình và đưa những người không quen ra khỏi danh sách gửi thư.

Phương pháp này sẽ đòi hỏi phải có những thay đổi lớn trong chính sách của các nhà cung cấp Internet, chính sách hiện hay là đó là cấm tất cả những e-mail không được yêu cầu nếu họ không thể ngăn chúng lại.

Trên thực tế, một số chuyên gia lo lắng rằng những người chuyên gửi cả núi thư sẽ sẵn sàng trả bưu phí. Charles Stiles, giám đốc phòng bưu điện của America Online, nói rằng ông lo rằng một hệ thống như vậy sẽ ngăn nhầm thư hợp pháp nhưng không chặn tay được những kẻ lắm tiền gửi thư khối lượng lớn.

America Online theo đuổi một cách tiếp cận khác và đang thử nghiệm một hệ thống do Nhóm Nghiên cứu Internet (Internet Research Task Force) thiết kế. Hệ thống này, còn gọi là Sender Permitted From, hay S.P.F, cho phép người sở hữu Internet, chẳng hạn như aol.com, xác định được máy tính nào được phép gửi e-mail với các địa chỉ hồi âm thuộc aol.com. Điều này cho phép hệ thống e-mail của người nhận xác định được liệu một tin nhắn có được thực sự đến từ địa chỉ đó không. Hầu hết các núi thư được gửi ngày này đều dùng các địa chỉ hồi âm giả.

Microsoft vừa tung ra một đề án tương tự, được gọi là “căn cước người gọi”, có thể trong tương lai sẽ được phát triển thành các phương pháp chống núi thư tinh vi hơn, trong đó gồm cả hệ thống bưu phí Internet. Những người ủng hộ phương pháp S.P.F, Microsoft và các phương pháp khác liên quan đến e-mail đều nhất trí rằng cần có một hệ thống xác định địa chỉ người gửi.

Tuy nhiên, tất cả những đề án này đều có thể đụng phải khó khăn vì có những trường hợp hợp pháp, trong đó thư gửi từ một domain này lại ghi rằng từ một domain khác. Ví dụ như các dịch vụ gửi thiếp chúc mừng sẽ gửi tin nhắn với địa chỉ hồi âm của người gửi thiếp, mặc dù tin nhắn không được gửi đi từ account của người gửi.

Những người tham gia thảo luận vấn đề này nói rằng các công ty như dịch vụ gửi thiếp chúc mừng có lẽ cần phải thay đổi phần mềm e-mail của họ cho phù hợp với các tiêu chuẩn mới.

Phó chủ tịch của Digital Impact, Hans Peter Brondmo, người đại diện cho những người gửi núi –mail, nói “Tất cả các kế hoạch được đề xuất đều sẽ phá vỡ một phần cách thức dùng e-mail hiện nay”. Ông cho rằng khó khăn chính là phải tìm được một hệ thống đòi hỏi càng ít thay đổi hệ thống e-mail ngày nay càng tốt

Nguồn tin: camnangdoanhnghiep

Báo cáo phân tích thị trường