Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
4 trọng tâm mới cho mía đường
17 | 10 | 2007
Hỏi chuyện ông Võ Thành Đàng, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam.
Vào hội nhập, ngành mía đường Việt Nam ngày càng phải cạnh tranh quyết liệt trên nhiều mặt. Trong nhiệm kỳ mới, Hiệp hội Mía đường Việt Nam có những chương trình tập trung nào, thưa ông Chủ tịch?

Sau 2 vụ giảm sút, từ niên vụ 2006-2007, sản xuất mía đường đã tăng khá với sản lượng cao nhất từ trước đến nay. Lúc này cũng chính là thời điểm kinh tế Việt Nam đi vào thực hiện các cam kết WTO và AFTA, qua định hướng của Chính phủ trong Quyết định 26/TTg ngày 15/2/2007 về phê duyệt quy hoạch phát triển mía đường đến 2010 và định hướng đến 2020.

Trong tháng 8/2007, tại kỳ họp thứ nhất của nhiệm kỳ mới, Ban Chấp hành hiệp hội đã đề ra 4 chương trình công tác trọng tâm bắt đầu từ niên vụ mới 2007-2008. Trọng tâm là các giải pháp tập trung để 300.000 ha mía được quy hoạch (250.000 ha trong vùng nguyên liệu ) phải đạt năng suất bình quân trên 65 tấn/ha, mía chất lượng cao có chữ đường trên 11 CCS.

Muốn vậy phải đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi, giao thông vận chuyển trên cơ sở hình thành các vùng chuyên canh để cơ giới hóa trồng, thu hoạch mía. Chương trình thứ ba là sớm thực hiện hiệu quả quy chế phối hợp sản xuất tiêu thụ mía đường trên cơ sở Quyết định số 58/2005/QĐBNN mà Bộ Nông nghiệp đã ban hành. Thứ tư là xây dựng đề án thành lập quỹ phòng chống rủi ro trong sản xuất, tiêu thụ mía đường.

Cùng với chuẩn bị vào vụ, đến nay nhiều công ty, nhà máy đường đã chủ động cùng sở nông nghiệp và phát triển nông thôn rà soát quỹ đất và lập quy hoạch vùng mía trình UBND tỉnh phê duyệt.

Một số đã được quy hoạch như Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ ở Hậu Giang 10.300 ha, Công ty Mía đường Sóc Trăng 6.500 ha. Ở miền Bắc, Công ty Cổ phần Mía đường Sơn La được quy hoạch ổn định đến 2020 là 3.500 ha, có 100 ha đất từ ruộng 1 vụ lúa chuyển sang trồng mía. Công ty Cổ phần Mía đường Phan Rang đến 2010 là 2.500 ha, có 500 ha tập trung thâm canh cao. Miền Đông Nam Bộ đã và đang triển khai đưa cây mía xuống vùng đất thấp để giải quyết việc tranh chấp quỹ đất với cây cao su và cây sắn.

Ba trung tâm mía giống ở 3 vùng đang được ngày càng củng cố. Phát triển các giống mía cho năng suất và chất lượng cao được coi là một trong những giải pháp hàng đầu để nâng cao năng lực cạnh tranh nên cùng với các trung tâm, nhiều nhà máy đường còn xây dựng trại giống riêng để tuyển chọn các giống phù hợp nổi trội chuyển giao cho các hộ nông dân...



Nguồn: vneconomy
Báo cáo phân tích thị trường