· Bảng 14: Sản lượng nhập khẩu của EU (đơn vị: tấn)
Tên nước | 1990 | 1995 | 2000 | 2003 | 2004 |
EU-25 | | | 9.193.205 | 10.057.917 | 9.640.792 |
EU-15 | 6.779.497 | 7.575.794 | 8.591.529 | 9.454.333 | 9.000.378 |
Ailen | 67.480 | 67.946 | 64.534 | 64.334 | 55.750 |
Anh | 974.533 | 880.725 | 869.053 | 897.414 | 910.090 |
Áo | 69.077 | 59.650 | 54.760 | 63.812 | 73.700 |
Bỉ | | | 288.011 | 288.562 | 315.385 |
Bồ Đào Nha | 224.827 | 287.053 | 338.655 | 371.407 | 348.023 |
Đan Mạch | 640.596 | 926.524 | 1.217.350 | 1.617.944 | 1.322.191 |
Đức | 1.151.367 | 1.148.082 | 1.169.608 | 1.076.138 | 1.017.875 |
Hà Lan | 694.144 | 873.153 | 796.430 | 836.394 | 727.079 |
Hy Lạp | 87.287 | 106.139 | 163.433 | 188.621 | 174.950 |
Italy | 723.310 | 735.813 | 838.486 | 918.607 | 930.833 |
Luxămbua | | | 14.197 | 10.049 | 9.357 |
Pháp | 886.008 | 919.601 | 1.029.220 | 1.082.320 | 1.106.745 |
Phần Lan | 114.995 | 107.213 | 89.969 | 93.214 | 102.408 |
Tây Ban Nha | 719.218 | 1.005.387 | 1.443.906 | 1.657.080 | 1.569.960 |
Thuỵ Điển | 161.329 | 154.299 | 213.918 | 288.438 | 336.314 |
Các thành viên mới của EU | | | | | |
Ba Lan | | | 277.204 | 251.478 | 290.471 |
Extônia | | | 41.790 | 44.159 | 38.976 |
Hungary | | | 46.732 | 43.912 | 35.758 |
Latvia | | | 35.135 | 35.057 | 30.382 |
Litva | | | 58.288 | 72.921 | 84.611 |
Manta | | | 17.113 | 31.031 | 27.014 |
Séc | | | 65.321 | 62.145 | 68.192 |
Síp | | | 16.047 | 17.506 | 22.835 |
Xlovenia | | | 14.123 | 13.639 | 15.887 |
Xlovakia | | | 29.924 | 26.737 | 26.288 |
(Nguồn: eurostat)
Theo số liệu thống kê sơ bộ, sản lượng thủy sản nhập khẩu tiếp tục giảm trong năm 2005 so với năm 2004.
· Bảng 15: Giá trị nhập khẩu của của EU
(đơn vị tính: triệu ECU/EUR)
Tên nước | 1990 | 1995 | 2000 | 2003 | 2004 |
EU-25 | | | 22.645 | 24.182 | 23.791 |
EU-15 | 12.524 | 14.791 | 21.969 | 23.411 | 22.918 |
Ailen | 80 | 76 | 124 | 109 | 111 |
Anh | 1.056 | 1.517 | 2.383 | 2.245 | 2.284 |
Áo | 119 | 146 | 179 | 216 | 242 |
Ba Lan | 282 354 | | | | 242 770 |
Bỉ | | | 1.138 | 1.226 | 1.243 |
Bồ Đào Nha | 479 | 604 | 963 | 1.009 | 1.017 |
Đan Mạch | 921 | 1.278 | 1.942 | 1.929 | 1.851 |
Đức | 1.506 | 1.950 | 2.560 | 2.420 | 2.246 |
Hà Lan | 665 | 949 | 1.372 | 1.587 | 1.483 |
Hy lạp | 166 | 181 | | | 356 |
Italy | 1.963 | 1.918 | 2.812 | 3.219 | 3.146 |
Luxămbua | | | 77 | 68 | 67 |
Phần Lan | 109 | 94 | 132 | 162 | 166 |
Pháp | 2.298 | 2.497 | 3.329 | 3.427 | 3.402 |
Tây Ban Nha | 1.762 | 2.362 | 3.831 | 4.452 | 4.216 |
Thuỵ Điển | 355 | 418 | 771 | 931 | 1.053 |
Các thành viên mới của EU |
Ba Lan | | | 329 | 344 | 417 |
Extônia | | | 23 | 46 | 47 |
Hungary | | | 40 | 50 | 42 |
Latvia | | | 25 | 28 | 30 |
Litva | | | 58 | 84 | 98 |
Manta | | | 22 | 28 | 26 |
Séc | | | 83 | 91 | 94 |
Síp | | | 32 | 33 | 42 |
Xlovenia | | | 30 | 34 | 41 |
Xlovakia | | | 33 | 33 | 35 |
(Nguồn trích: eurostat)
· Mặt hàng thủy sản nhập khẩu
v Nhập khẩu thủy sản của một số nước thành viên EU
· Anh
Tuy có điều kiện thuận lợi trong việc đánh bắt hải sản (chiếm tới 1/5 sản lượng hải sản của EU), nhưng Anh vẫn phải nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu trong nước. Nhập khẩu tôm của Anh không lớn so với cá do thói quen tiêu dùng của người Anh là thích ăn các loại cá đã qua chế biến (như cá rán, cá viên,…), mặt hàng tôm chủ yếu để phục vụ cộng đồng người châu Á sinh sống ở Anh, được nhập khẩu từ Ailen (chiếm khoảng 22% kim ngạch nhập khẩu), Bănglađét (14,4%), Ấn Độ (13,4%), Đan Mạch (8%), ….
· Đức
Hằng năm, lượng tôm nhập khẩu vào Đức đáp ứng khoảng 2/3 nhu cầu thị trường nội địa thông qua hệ thống nhập khẩu của trên 150 công ty vào 7 chuỗi siêu thị lớn, 10 ngàn nhà bán lẻ và gần 1 ngàn nhà hàng lớn nhỏ. Tôm nhập khẩu vào Đức khá đa dạng về chủng loại từ trên 80 nước, trong đó chủ yếu từ Banglađét, Ấn Độ, Bỉ, Anh, Inđônêxia,… Nhập khẩu tôm nước ấm vào Đức dưới dạng đông lạnh (không đầu, bóc vỏ hoặc cả vỏ) và các dạng chế biến chín sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới do ngày càng có nhiều hộ gia đình ở Đức ăn thuỷ sản và tôm. Tôm cũng là mặt hàng được tiêu thụ mạnh ở hệ thống các nhà hàng tại Đức hiện nay.
· Hy lạp
Theo thống kê gần đây nước cung cấp thủy sản cho Hy Lạp nhiều nhất là Đan Mạch với 32.700 tấn, Italy 14.900 tấn, Hà Lan 12.400 tấn. Nhập khẩu từ Đan Mạch chủ yếu gồm bột cá làm thức ăn chăn nuôi.
· Italy
Tổng sản lượng thủy sản của Italy chỉ vào khoảng 0,6 triệu tấn/năm, trong khi với 57 triệu người và hàng chục triệu khách du lịch, Italy phải nhập khẩu hàng năm từ 0,9-1 triệu tấn thủy sản. Italy là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ 5 thế giới và thứ 3 của EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản của Italy đạt kỷ lục là 2,8 tỷ USD năm 1998 và giảm xuống 2,54 tỷ USD năm 2000 (giảm 9,5%); năm 2001 đạt 2,72 tỷ USD, tăng 7,3% so với năm 2000; năm 2002 đạt 2,9 tỷ USD, tăng 7,0% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Italy ổn định trong năm 2003 (3.219 triệu EUR) và năm 2004 (3.149 triệu EUR). Thị trường nhập khẩu thủy sản của Italy hầu như ít biến động trong nhiều năm qua. Giá trị nhập khẩu thủy sản năm 2000 chiếm 10,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1,1% tổng giá trị nhập khẩu của Italy.
Các mặt hàng nhập khẩu chính của Italy là cá ngừ đóng hộp, mực đông lạnh, tôm và cá philê đông lạnh. Các nước cung cấp chủ yếu các sản phẩm này cho Italy là Thái Lan, Achentina, Êcuađo, Đan Mạch, Ấn Độ,…..
· Pháp
Hiện nay, Pháp là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ tư thế giới và thứ nhì trong khối EU. Giá trị nhập khẩu thủy sản hàng năm chiếm 11,5% giá trị nhập khẩu lương thực thực phẩm và 1% tổng giá trị nhập khẩu của Pháp. Có 3 nhóm sản phẩm thủy sản nhập khẩu chính của thị trường Pháp là cá tươi và cá, giáp xác, nhuyễn thể đông lạnh; và thủy sản đóng hộp, thủy sản tẩm bột,... Trong các mặt hàng nhập khẩu thì cá philê đông lạnh chiếm tỷ trọng lớn nhất, tiếp theo là tôm đông lạnh. Tiêu thụ tôm của Pháp phụ thuộc chủ yếu vào nguồn nhập khẩu. Hàng năm, Pháp nhập khẩu trên dưới 600 triệu euro tôm các loại, chiếm 20% trong tổng số 3,21 tỷ euro kim ngạch nhập khẩu thuỷ sản của nước này. Pháp nhập khẩu khá nhiều chủng loại tôm khác nhau, lớn nhất là tôm đông lạnh thuộc họ Penaeus, từ 10 thị trường chủ yếu, trong đó đáng lưu ý là Mađagasca, Braxin, Hà Lan,…
Hai mặt hàng cá philê đông lạnh và tôm đông lạnh chiếm gần 26% giá trị nhập khẩu thủy sản của Pháp năm 2000. Song nhập khẩu đang có xu hướng giảm.
Bảng 19: Giá trị nhập khẩu hai sản phẩm thủy sản chính của Pháp
(Đơn vị: triệu đôla)
Sản phẩm | 2000 | 2001 | 2002 |
Cá đông lạnh | 428 | 442 | 451 |
Tôm đông lạnh | 410 | 417 | 406 |
(Tạp chí Seafood, số 2/2002)
· Tây Ban Nha
Tây Ban Nha là nước nhập khẩu thủy sản lớn thứ ba thế giới, đứng đầu EU. Năm 2000, giá trị nhập khẩu là 3,35 tỷ USD, tăng 24,5% so với mức năm 1991, nhưng còn kém mức kỷ lục 3,5 tỷ USD năm 1997; năm 2001đạt 3,71 tỷ USD, tăng 10,7% so với năm 2000 và năm 2002 đạt 3,85 tỷ USD, tăng 3,77% so với năm 2001. Giá trị nhập khẩu của Tây Ban Nha bằng 16,8% giá trị nhập khẩu thủy sản toàn EU. Tây Ban Nha nhập khẩu chủ yếu là các sản phẩm tôm đông lạnh, cá tươi và đông lạnh, nhuyễn thể, cá hun khói và cá đóng hộp. Tôm đông lạnh là sản phẩm chính với sản lượng cao nhất hàng năm đạt 9,0 đến 9,6 tấn.
Các thị trường nhập khẩu chính của Tây Ban Nha là Trung Quốc, Achentina, Colombia, Ấn Độ, Thái Lan và Malaixia,….
Bảng 20 : Giá trị nhập tôm đông lạnh của Tây Ban Nha (2000-2002)
(Đơn vị: triệu đôla)
Năm | 2000 | 2001 | 2002 |
Giá trị | 596 | 611 | 608 |
(Nguồn: Seafood số.4, 2002)
· Nhóm các thành viên EU ở Bắc Âu
Các nước thành viên EU thuộc Bắc Âu đều có biển, nguồn hải sản tương đối phong phú, có nghề đánh bắt hải sản truyền thống nên có thế mạnh về xuất khẩu hải sản (trong đó có tôm, nhất là các loại tôm nước lạnh). Nhập khẩu tôm của các nước này chủ yếu có tính chất bổ sung chủng loại cho nhau giữa các nước trong khu vực. Nhập khẩu từ khu vực châu Á không lớn do sức tiêu thụ của các nước này khá thấp (do dân số ít, khách du lịch đến Bắc Âu không đông và người dân không có tập quán ăn nhiều hải sản)