Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tháng 10/2007
24 | 12 | 2007
Trong tháng 10/2007, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam đạt 93,3 nghìn tấn với kim ngạch xuất khẩu đạt 368,1 triệu USD, tăng 11,76% về lượng và 2,32% về kim ngạch so với tháng 10/2006, tăng 4,18% về lượng và giảm 5,14% về kim ngạch so với tháng 9/2007. Đưa tổng lượng xuất khẩu đạt 750,82 nghìn tấn với kim ngạch đạt 3,176 tỷ USD. Dự báo, thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2007 đạt 3,75 tỷ USD vượt 7% so với kết hoạch năm.

Như vậy, lượng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2007 đã vượt mốc 90 nghìn tấn/1tháng. Nguyên nhân do hầu hết các doanh nghiệp đều năm bắt được nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản tăng cao vào cuối năm. Đã chủ động tìm khác hàng và chào hàng từ quý III/2007 nên đã có sẵn các hợp đồng xuất khẩu vào dịp cuối năm. Mặt khác, có sự chuẩn bị tốt về nguồn thuỷ sản nguyên liệu ổn định và đảm bảo. Trong tháng 10 và tháng 11/2007, hầu hết các doanh nghiệp đều tập trung xuất khẩu đáp ứng các hợp đồng đã ký trong cho dịp cuối năm. Những tháng cuối năm là thời điểm thuỷ sản khẩu của Việt Nam về đích cũng là thời điểm mà xuất hiện nhiều cơn bão. Hiện nay, đang là mùa bão nên các doanh nghiệp cần chủ động có những biện pháp dự phòng nhằm giảm tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra.

Nguồn cung: Tính đến hết tháng 11/2007, nguồn cung thuỷ sản trong nước vẫn ổn tục ổn định về lượng. Giá cá tra nguyên liệu trung bình trong nước tuần cuối tháng 11/2007 dao động quanh mức 13.200 đến 13.000đ/Kg. Trong khi đó, giá tôm nguyên liệu tại các tỉnh đồng ĐBSCL lại có dấu hiệu giảm và chững lại. Nhìn chung nguồn cung thuỷ sản cho những tháng cuối năm là ổn định. Xong do ảnh hưởng của các cơn bão cuối năm và lũ lụt vừa qua sẽ là ảnh hưởng tới nguồn cung tôm nguyên liệu trong những tháng đầu năm 2008.

Theo một nghiên cứu mới nhất của FAO: Nuôi trồng thủy sản sẽ nguồn cung cấp duy nhất đáp ứng nhu cầu thủy sản trong tương lai. Điều này các doanh nghiệp cũng cần chú ý đầu tư vào nguồn cung nguyên liệu.

Chất lượng: Về ATVSTP trong tháng 10 và đầu tháng 11/2007 có khá nhiều các phái đoàn kiểm tra ATVSTP đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Như EU, Hàn Quốc trước đó là Nga, Nhật Bản đều có những nhận xét thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng và khắc phục tốt các yêu cầu chế lượng sản phẩm thuỷ sản. Nhìn chung thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam đã đáp ứng được các yêu cầu của các thị trường lớn.

Xu hướng: Theo như quy luật, các thị trường Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước Đông Nam Á là những thị trường có nhu cầu tiêu dùng thuỷ sản tăng cao vào dịp tết Âm lịch tức là quý I/2008.

Giá cả trong nước tiếp tục tăng. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2007 so với tháng 10/2007 đã tăng 1,23% và so với tháng 12/2006 đã tăng tới 9,45%. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất 2,06%, trong đó giá lương thực tăng 2,66% và giá thực phẩm tăng 1,95%. Nếu tính từ đầu năm thì nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống đã tăng đến 14,08%, mức tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoài, trong đó giá lương thực tăng 12,06% và thực phẩm lên đến 15,73%. Dự báo giá thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trong tháng 12/2007 và tháng 1/2008 do nhu cầu tăng cao trong dịp cuối năm và Tết Nguyên đán, trong khi nguồn cung cấp thực phẩm vẫn chưa đảm bảo do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh trên đàn gia súc và giá thức ăn chăn nuôi tăng cao. .Vừa qua, Quốc Hội vừa chính thức thông qua mức lương tối thiểu của người lao động sẽ tăng lên là 10 -20% đây là điều kiện để các gia đình tiêu dùng hải sản. Trong dịp cuối năm, các doanh nghiệp chế biến thủy sản cần quan tâm nhiều hơn tới thị trường nội địa, tăng mạnh nguồn cung cấp cho thị trường, vừa tăng hiệu quả kinh doanh, vừa góp phần cân đối nguồn cung cấp để bình ổn giá trong dịp này.

Ước tính và dự báo:

Thống kê sơ bộ cho thấy, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam trong tháng 11/2007 đạt 340 triệu USD, đưa tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam 11 tháng năm 2007 đạt 3,46 triệu USD. Như vậy thủy sản vẫn là nhóm hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 4 (sau dầu thô, hàng dệt may và giầy dép các loại), đóng góp 7,9% vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Với tiến độ xuất khẩu như vậy, có khả năng kim ngạch xuất khẩu thủy sản trong năm 2007 sẽ đạt 3,75 tỷ USD, vượt hơn 7% so với kế hoạch đề ra.

Cơ cấu mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam tháng 10/2007

Cơ cấu mặt hàng: Nhóm hàng cá đông lạnh chiếm 54,90% về lượng và 34,89% về kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 10/2007. Tôm đông lạnh chiếm 18,63% về lượng và 43,56% về kim ngạch. Tiếp theo chả cá chiếm 6,76% về lượng và 2,42% về kim ngạch, mực đông lạnh chiếm 4,61% về lượng và 4,88% về kim ngạch, bạch tuộc đông lạnh chiếm 3,49% về lượng và 2,40% về kim ngạch, cá khô chiếm 2,42% về lượng và chiếm 2,35% về kim ngạch... xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong tháng 10/2007.

Dự báo, cơ cấu xuất khẩu xuất khẩu các mặt hàng thủy sản sẽ không có nhiều thay đổi kể từ nay tới hết năm.

Cá đông lạnh: lượng xuất khẩu vượt ngưỡng 90 nghìn tấn trong tháng 10/2007

Theo số liệu thống kê, tháng 10/2007, xuất khẩu nhóm hàng cá đông lạnh của Việt Nam đạt 41,2 nghìn tấn với kim ngạch đạt 127,3 triệu USD, tăng 25% về lượng và 20,4% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, tăng 22,37% về lượng và 20,02% về kim ngạch so với tháng 9/2007. Trong đó mặt xuất khẩu chủ yếu vẫn là cá tra, basa đông lạnh.

Cơ cấu thị trường: EU, Nga, ASEAN, Ucraina, Hoa Kỳ…là những thị trường xuất khẩu cá đông lạnh lớn nhất của Việt Nam. Trong tháng 10/2007 vừa qua, xuất khẩu tới hầu hết các thị trường chính này đều tăng so với cùng kỳ và so với tháng 9/2007. Trừ thị trường Hoa Kỳ là giảm so với cùng kỳ là 33,13% về lượng và 35,31% về kim ngạch, giảm nhẹ so với tháng 9/2007.

Thị trường xuất khẩu cá tươi, ướp đá, đông lạnh của Việt Nam tháng 10/2007

Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng cộng
51.214,9
127.281.579
EU
21.148,8
57.248.073
Nga
8.213,2
14.550.740
ASEAN
3.581,7
7.856.965
Ucraina
3.000,7
4.978.598
Hoa Kỳ
2.417,9
8.123.384
Nhật Bản
1.931,8
6.719.757
Ôxtrâylia
1.882,9
6.118.321
Hồng Kông
1.586,9
3.310.943
Mêhicô
1.513,9
4.287.667
Ai Cập
775,0
2.039.069
Hàn Quốc
544,4
1.146.640
Canada
534,3
1.569.774
UAE
515,6
1.403.043
Đài Loan
506,5
889.700
Trung Quốc
399,3
650.405
Achentina
280,9
337.050
Bêlarút
256,0
504.369
Israel
238,1
591.336
Li Băng
212,2
568.289
Đôminica
184,4
367.429
Costa Rica
167,5
442.023
Algiêri
155,0
534.490
Thuỵ Sỹ
142,2
398.070
Montenegro
120,0
313.974
Tokelau
113,0
161.590
Guam
78,0
118.300
Gioócđani
72,0
211.860
Colômbia
69,0
179.951
Ecuador
54,8
221.940
Qatar
51,7
143.456
Croatia
46,0
147.100
Oman
44,0
109.120
Xri Lanca
42,6
65.521
Marốc
42,2
125.637
Na Uy
28,6
104.256
Cô Oét
27,7
79.751
Nam Phi
27,1
61.842
Môritiutx
26,0
39.510
Iran
25,2
24.605
Gabông
24,0
32.757
Môngxerat
20,9
59.299
Nam Tư
20,0
56.100
Reunion
19,4
76.813
Aruba
18,2
61.200
Irắc
14,7
62.799
Soadilơn
9,2
34.790
Thổ Nhĩ Kỳ
9,0
26.071
Namibia
8,7
36.865
Calêđônia
7,7
44.384
Samoa
6,0
45.230
Panama
0,3
722

Dự báo, xuất khẩu mặt hàng này tới Nga, Ucraina, và các nước ASEAN sẽ tiếp tục tăng trong tháng 11/2007. Nhu cầu tiêu dùng nhóm hàng này vào cuối năm sẽ tăng và đây là thị trường gần Việt Nam nên các nhà nhập khẩu sẽ nhập và thời điểm chẩm hơn so với EU và Hoa Kỳ và Canada.

Tôm đông lạnh xuất khẩu của Việt Nam trong tháng 10/2007 tăng so với tháng 9./2007 nhưng giảm với cùng kỳ năm 2006

Theo số liệu thống kê, xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam trong tháng 10/2007, đạt 17,4 nghìn tấn với trị giá xuất khẩu đạt 159 triệu USD, giảm 7,48% về lượng và 9,7% về kim ngạch với tháng 10/2006, tăng 3,05% về lượng và 2,5% về kim ngạch với tháng 9/2007. Đáng chú ý trong tháng 10/2007 xuất khẩu tôm đông lạnh tới Nhật Bản đã giảm tới 21,74% về lượng và 22,15% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006, giảm nhẹ so với tháng 9/2007. Nguyên nhân là do một số lô hàng đã bị phát hiện vi phạm ATVSTP. Do vậy các doanh nghiệp cần hết sức lưu ý đến vấn đề này để đảm bảo tiến độ xuất khẩu trong thời gian tới.


 

Hoa Kỳ, ASEAN, Hàn Quốc là những thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh tăng của Việt Nam trong tháng 10/2007. Tăng mạnh nhất là thị trường Hàn Quốc, tăng 234,93% về lượng và 250,46% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2006. Hoa Kỳ và ASEAN đều tăng về lượng và chững lại về kim ngạch với cùng kỳ năm 2006. EU và Đài Loan thì lại có lượng xuất khẩu giảm so với với cùng kỳ và so với cả tháng 9/2007.

Giá xuất khẩu trung bình của mặt hàng tôm đông lạnh trong tháng 10/2007 đạt 9,232 USD/Kg, giảm 0,23 USD/Kg so với tháng 9/2007 và 0,16 USD/Kg so với tháng 10/2006. Dự báo, giá xuất khẩu mặt hàng này sẽ dao động quanh mức 9-9,5 USD/Kg trong thời gian tới.

Thị trường xuất khẩu tôm đông lạnh của Việt Nam tháng 10/2007

Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Thị trường
Lượng (Tấn)
Trị giá (USD)
Tổng cộng
17.377,3
158.913.662
Nhật Bản
6.312,3
57.299.334
Hoa Kỳ
4.367,7
47.349.627
EU
2.474,5
17.756.561
Hàn Quốc
1.724,1
14.587.034
Canada
768,7
8.789.102
Đài Loan
530,8
3.320.711
ASEAN
324,0
2.528.432
Hồng Kông
225,9
1.824.138
Thuỵ Sỹ
197,7
1.801.293
Trung Quốc
126,1
1.041.624
Ôxtrâylia
70,2
630.034
New Zealand
58,9
506.625
Israel
39,5
284.424
Libi
36,9
200.199
Ai Cập
34,6
269.517
Guam
20,8
166.102
UAE
12,6
126.540
French Polinesia
9,6
89.819
Bênanh
9,4
40.673
Li Băng
8,9
78.170
Ucraina
8,0
69.475
Reunion
7,7
76.872
Qatar
4,2
37.252
Cô Oét
3,7
36.507
Chilê
0,5
3.218
Panama
0,1
380
 
 
 



Theo www.thongtinthuongmaivietnam.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường