Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đồ gỗ Việt Nam hợp với thị trường Hoa Kỳ?
14 | 09 | 2007
VnEconomy-25/10/2006) - "Người Mỹ thường ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt", ông Jonh Chan, Giám đốc thị trường châu Á (Hội đồng Xuất khẩu gỗ cứng Hoa Kỳ) cho biết. Với góc độ là thành viên Ban giám khảo của giải Hoa Mai - một cuộc thi quan trọng trong chương trình hội chợ quốc tế đồ gỗ mỹ nghệ 2006 vừa tổ chức ở Tp.HCM, ông đánh giá như thế nào về trình độ thiết kế của các thí sinh và đồ gỗ sản xuất tại Việt Nam?^

Điều khiến tôi bất ngờ là những sản phẩm đồ gỗ của các thí sinh tham dự cuộc thi mang nhiều sự sáng tạo, trong đó có cả sự sáng tạo về chất và lượng. Tiếp đến là những sản phẩm đồ gỗ được trưng bày và bán tại hội chợ có sự chuyển biến rõ rệt về chất liệu so với những năm trước. Điều này đã khiến nhiều người tới hội chợ, trong đó có đại diện các doanh nghiệp nước ngoài thấy được nền công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam đã phát triển rất nhanh.

Các yếu tố trên khi kết hợp lại với nhau rất phù hợp với thị hiếu tiêu dùng ở châu Âu và đặc biệt tại thị trường Hoa Kỳ. Người Mỹ thường rất ưa chuộng những sản phẩm có tính cách và có sự thiết kế riêng biệt.

Tuy nhiên, họ cũng đòi hỏi những đồ dùng như bàn, ghế, giường, tủ... phải gần gũi với thiên nhiên, trong đó chứa đựng cả yếu tố bảo vệ môi trường. Qua các sản phẩm đồ gỗ trưng bày ở hội chợ đồ gỗ, tôi cho rằng đồ gỗ Việt Nam sẽ chiếm ưu thế tại thị trường Mỹ bằng sự sáng tạo trong thiết kế.

Hiện nay, đồ gỗ Việt Nam đã xâm nhập được vào thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên, số lượng vẫn còn hạn chế, nhất là khi so sánh với những sản phẩm cùng loại khác trong khu vực Đông Nam Á. Theo ông, đâu là điểm yếu của đồ gỗ Việt Nam?

Như tôi đã nhận xét về xu hướng tiêu dùng mang nhiều tính đặc thù của thị trường đỗ gỗ Hoa Kỳ, trong đó yếu tố gần gũi và bảo vệ thiên nhiên rất quan trọng. Nó đòi hỏi những nhà cung cấp sản phẩm phải chứng minh được rõ nguồn gốc, xuất xứ của nguyên liệu làm nên sản phẩm. Bên cạnh đó, hình thức chứng minh nguồn gốc này phải tiện dụng thì mới hấp dẫn được người tiêu dùng Hoa Kỳ.

Tôi cho rằng, công tác tiếp thị một sản phẩm có chất lượng ở Mỹ rất quan trọng và điều này là điểm yếu của các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ở Việt Nam. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là các doanh nghiệp xuất khẩu cần chứng minh được tuổi thọ của nguồn nguyên liệu tạo ra sản phẩm thì mới chiếm được nhiều hơn nữa cảm tình của người tiêu dùng Mỹ.

Cụ thể là nguồn nguyên liệu này phải được khai thác từ những khu rừng có tuổi thọ từ 50-100 năm và có chiến lược bảo tồn, phát triển dài hạn. Cũng từ các gian hàng tại hội chợ đồ gỗ, tôi thấy điều này vẫn chưa được các doanh nghiệp Việt Nam chú trọng tiếp thị tới từng nhân viên bán hàng và đây cũng là điều hạn chế của đồ gỗ Việt Nam so với một số nước trong khu vực Đông Nam Á.

Ông đánh giá như thế nào về khả năng tiêu thụ và phát triển của đồ gỗ Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ, cũng như khả năng hợp tác giữa các doanh nghiệp sản xuất chế biến gỗ Việt Nam với các nguồn liệu được coi là ổn định và có chất lượng cao của Mỹ?

Việc đáp ứng nhu cầu của thị trường đồ gỗ Mỹ đối với các ngành sản xuất và chế biến của Việt Nam là không khó bởi trình độ, công nghệ của ngành này đang hoàn thiện. Khi yếu tố cơ bản đã hoàn thành thì mở rộng thị trường ở Mỹ là khả quan.

Hiện Việt Nam đã được coi là nhà khai thác gỗ bền vững đối với nguồn nguyên liệu của Hoa Kỳ, do đó nhận định của tôi về sự phát triển của đồ gỗ Việt Nam ở thị trường này là có cơ sở. Theo số liệu thống kê, số tiền mua nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam hàng năm khoảng 50 triệu USD. Dự kiến, số tiền này sẽ gấp đôi trong thời gian tới.

Cơ sở của dự báo này là khả năng cung cấp sản phẩm của doanh nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ xuất khẩu và sự ổn định trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

(Nguồn tin: VnEconomy)



Báo cáo phân tích thị trường