Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Duyên nợ với nhà nông
10 | 01 | 2008
Luôn tâm niệm một điều thật giản dị: “Sinh ra trên quê lúa, nên phải làm gì đó để giúp đỡ bà con nông dân” - giám đốc Cty Phân lân nung chảy Văn Điển Bùi Quang Lanh đã không ngừng nghiên cứu, sáng tạo đưa vào thực tiễn sản xuất kinh doanh những giải pháp mới mẻ, cho ra đời những sản phẩm góp phần không nhỏ vào việc tăng năng suất, chất lượng cây trồng, trở thành "chỗ dựa" của người nông dân.

Bùi Quang Lanh tâm sự: “Ở đời, lúc nào cũng phải thấy mình còn thiếu, tự tìm tòi những cái bất hợp lý trong chuyên môn cũng như cuộc sống để có được cái của riêng mình...” . Hơn 30 năm trong nghề - trong việc xây dựng doanh nghiệp của anh Lanh đã là một minh chứng về điều đó.

Những năm qua, Cty phân lân nung chảy Văn Điển đã có hàng trăm giải pháp khoa học kỹ thuật ra đời và được ứng dụng thành công, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm mà tác giả không ai khác chính là Bùi Quang Lanh. Trong đó có nhiều giải pháp được cấp bằng độc quyền sáng chế (có hiệu lực 20 năm) và độc quyền giải pháp hữu ích (10 năm). Nhiều giải pháp có tính chất quyết định không chỉ giải quyết khó khăn trước mắt mà còn cứu sống cả một đơn vị. Đồng nghiệp gọi anh là “nhà sưu tập sáng chế và giải thưởng” bởi những đóng góp to lớn của anh trong ngành công nghiệp Hóa chất. Trong 10 năm trở lại đây, Bùi Quang Lanh có 06 giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế và độc quyền giải pháp hữu ích.


Đồng nghiệp gọi anh là “nhà sưu tập sáng chế và giải thưởng” bởi những đóng góp to lớn của anh trong ngành công nghiệp Hóa chất. Trong 10 năm trở lại đây, Bùi Quang Lanh có 06 giải pháp kỹ thuật được cấp bằng độc quyền sáng chế và độc quyền giải pháp hữu ích.


Trong “ bộ sưu tập” giải thưởng của kỹ sư Bùi Quang Lanh còn có 22 bằng lao động sáng tạo của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam trong 2 thập kỷ qua; bằng khen của Chính phủ năm 1981 và 1986, giải nhất hội thi sáng tạo toàn quốc năm 2001, giải nhất công nghệ Vifotec năm 1998, Huân chương Lao động hạng 3 năm 1996 và giải thưởng Nhà nước năm 2000 cho công trình cải tiến “Lò cao sản xuất phân lân nung chảy bằng than antraxit” . Sáng kiến “ Nghiên cứu hệ thống thiết bị sàng rửa phân loại nguyên liệu” của anh năm 2001 cũng đã được Cục Sở hữu công nghiệp cấp bằng Độc quyền giải pháp hữu ích, nhờ lắp thêm 01 sàng ướt sau sàng khô, cung cấp cho lò cao cỡ hạt nguyên liệu phù hợp, tái sử dụng nguồn nước thải, cải thiện môi trường và làm lợi cho Cty mỗi năm 1,5-2,5 tỷ đồng. Anh cũng vinh dự được tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Nhì (năm 2003), Anh hùng lao động (năm 2006) và được trao tặng danh hiệu Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu năm 2007.
Không chỉ nghiên cứu các giải pháp công nghệ, anh cùng các cộng sự còn tiến hành nghiên cứu các loại sản phẩm chuyên dùng để phục vụ việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giảm chi phí cho người tiêu dùng. Và thực tế cho thấy, khi sử dụng các sản phẩm chuyên dùng, chi phí sử dụng lượng phân bón của nông dân đã giảm từ 15 – 20% so với sử dụng phân đơn nhưng năng suất và chất lượng cây trồng lại tăng cao. Anh cũng đưa ra nhiều biện pháp quản lý, cải thiện môi trường, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân... mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Anh tâm niệm, điều cần thiết đối với mỗi doanh nhân đó là sự say mê, là cái tâm với nghề, là sự nhạy bén, đón bắt trước những cái sắp xảy ra để thích ứng nhanh với sự thay đổi đó. Một trong những thành công của sự năng động này chính là việc đưa sản phẩm của Cty xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Nhật Bản, Australia, Malaysia, Đài Loan... Việc mở rộng thị trường xuất khẩu không chỉ khẳng định thương hiệu sản phẩm của Cty, mà còn góp phần mở rộng sự giao lưu hàng hoá của Việt Nam với thị trường thế giới và khu vực. Nếu như năm 1999 sản lượng phân bón của Công ty phân lân nung chảy Văn Điển đạt 27.341 tấn, thì năm 2001 là 128.760 tấn và năm 2007 đạt gần 370.000 tấn.

Hiện tại anh và ban lãnh đạo Cty đang xúc tiến đầu tư xây dựng hai nhà máy mới, một tại Thái Bình, một tại Thanh Hoá nhằm tăng năng suất, đáp ứng nhu cầu phân bón cho bà con nông dân trong nước và trên thế giới.



Theo www.dddn.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường