Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Các biện pháp tự vệ cho nông sản Trung Quốc hậu WTO
03 | 08 | 2007
Thực hiện cam kết WTO dẫn đến tình trạng tăng nhập khẩu hàng hoá vào Trung Quốc. Trung Quốc đã sử dụng một loạt các biện pháp kỹ thuật nhằm đối phó lại như tăng cường các biện pháp SPS, đề ra các quy định công nghệ sinh học, yêu cầu kiểm định hàng hoá...

Việc Trung Quôc phải giảm thuế nhập khẩu đã dẫn đến tăng nhập khẩu nhưng chủ yếu là nguyên liệu thô, bông, da thuộc, thức ăn gia súc, tăng trọng gia cầm... Tuy nhiên, Trung Quốc đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 của Mỹ. 9 tháng đầu năm 2004 Mỹ xuất sang Trung Quốc 4,1 tỷ USD tăng 44%. Xuất khẩu bông (1,3 tỷ $ tăng 270%) và lúa mỳ (414 tr. $) đặc biệt tăng mạnh.

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp SPS đối với nông sản xuất khẩu của Mỹ: Quy định mức cặn bã tối đa (MRL) đối với selen thấp hơn chuẩn mực quốc tế và quy định mức MRL đối với vômitxin trong lúa mỳ không áp dụng theo tiêu chuẩn quốc tế. Năm 2002 tuyên bố độ dung sai là không đối với các mầm bệnh trong gia cầm và thịt sống nhập khẩu. Hạn chế nhập khẩu thực phẩm chế biến của Mỹ bằng cách cấm một số chất phụ gia thực phẩm hiện nay đang được sử dụng ở các nước khác và được Tổ chức y tế thế giới phê chuẩn (WHO). Các nhà nhập khẩu phải xin giấy phép kiểm dịch đối với nhiều mặt hàng nông sản trước khi được đưa vào Trung Quốc như gia cầm, gia súc, ngũ cốc, hạt có dầu, hạt giống cây, các sản phẩm vườn,da sống và da thuộc.

Trung Quốc đã đề ra các quy định công nghệ sinh học: Quy định tháng 6/2001 về sự an toàn của công nghệ sinh học, công tác kiểm nghiệm, dán nhãn các sản phẩm công nghệ sinh học; tháng 2/2004 mới cấp giấy chứng nhận an toàn cuối cùng cho đậu tương của Mỹ..

Công tác kiểm định hàng hóa tùy tiện, gây cản trở, làm chậm trễ, tăng chi phí xuất khẩu nông sản của Mỹ, đặc biệt đối với bông, đâu tương, thịt và gia cầm.

Trợ cấp xuất khẩu, kể cả bằng cách bán ngô từ dự trữ trong nước với giá rẻ hơn thị trường nội địa 15-20% làm Mỹ bị mất thị phần ngô châu Á tại Hàn quốc, Malaisia.

Áp dụng TRQ đối với nông sản, như lúa mỳ, ngô, bông, dầu thực vật...



(Theo http://www.nciec.gov.vn/index.nciec?1271)
Báo cáo phân tích thị trường