Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cần xem lại mình trước cáo buộc nhập gỗ lậu
24 | 04 | 2008
Sau cáo buộc của một tổ chức về môi trường của Anh và Telapak (Indonesia) cho rằng VN có sử dụng nguồn gỗ bất hợp pháp để chế biến, xuất khẩu. Cuối tuần trước, Uỷ ban châu Âu (EC) tại VN đã tổ chức hội thảo “Nhu cầu thị trường các sản phẩm gỗ hợp pháp và bền vững”.
Thông điệp của EC
10 năm nữa ngành gỗ Việt Nam mới hy vọng chủ động được một phần nguyên liệu trong nước

Tại cuộc hội thảo, Ông Flip Van Helden, chuyên gia của phái đoàn EC tại Việt Nam cho biết các nước EC ngày càng thắt chặt các quy định để kiểm soát ngăn ngừa nhập khẩu các sản phẩm gỗ có nguồn gốc không rõ ràng. Từ lâu, EC đã triển khai chương trình “thực thi lâm luật, quản trị rừng và thương mại gỗ” (gọi tắt là chương trình FLEGT). Theo chương trình này, EC giúp đỡ các cơ quan hành chính công của các nước xuất khẩu để đưa ra các quy định để kiểm soát gỗ nguyên liệu từ khâu khai thác, nhập khẩu đến công đoạn đưa vào các nhà máy chế biến. Trong trường hợp các nước, trong đó có Việt Nam (đã tiếp nhận hai dự án hỗ trợ có số vốn trên 25 triệu USD) vẫn không kiểm soát được, “chúng tôi sẽ không mở cửa thị trường cho sản phẩm xuất khẩu của các nước này”, ông Van Helden khẳng định.

Ông Ngô Tôn Quyền, chủ tịch hiệp hội Gỗ Việt Nam (Viforest) lại khẳng định rằng, trong suốt 5 năm qua, chỉ có một lô hàng gỗ xuất khẩu của Việt Nam bị trả lại do nghi ngại gây ô nhiễm, còn tất cả đều được chấp nhận do các doanh nghiệp đều chứng minh được nguồn nguyên liệu sử dụng gỗ lậu bằng các chứng chỉ, giấy tờ...hợp pháp.

Chưa hiểu nhau

Theo ông Quyền, đến nay Việt Nam vẫn chưa có một tổ chức nhập khẩu nguyên liệu chuyên nghiệp, chưa có chợ gỗ quy mô lớn. Các tiêu chuẩn gỗ nguyên liệu nhập khẩu về kích thước, hoá chất an toàn và vệ sinh môi trường… chưa tương thích với các tiêu chuẩn quốc tế. Các doanh nghiệp Việt Nam hiểu biết chưa tốt về luật lệ, thủ tục xuất nhập khẩu mặt hàng này.

Các chuyên gia nước ngoài cũng tỏ ý ngạc nhiên về một số thông tin của đại diện cục Lâm nghiệp Việt Nam đưa ra là đến năm 2015, Việt Nam đã hầu như chủ động được nguồn nguyên liệu gỗ do có thể khai thác 22 triệu mét khối gỗ/năm từ 4 triệu hecta rừng trồng và 4 triệu hecta rừng khoanh nuôi, tái sinh và chỉ phải nhập khẩu khoảng 20% trong tổng lượng gỗ nguyên liệu chế biến.

Điều khiến các doanh nghiệp Việt Nam hiện lúng túng là mỗi nước nhập khẩu lại có nhiều quy định, chương trình chứng nhận khác nhau. Ngay cả chương trình Flegt của EC, ông Ross Hughes cũng thừa nhận là ở Việt Nam, rất nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gỗ của Việt Nam còn chưa được biết tới.

Dù thế nào, một cuộc gặp gỡ trên giữa đại diện các nhà nhập khẩu và xuất khẩu gỗ của Việt Nam cũng đã đem lại sự hiểu biết sâu hơn giữa các bên. Các doanh nghiệp, cơ quan chức năng cũng không thể không lưu ý về những thông tin, phát hiện từ phía nước ngoài đưa ra.




Nguồn: thitruong24g.com.vn
Báo cáo phân tích thị trường