Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ năm 2008
13 | 06 | 2008
Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phụ liệu là 1,3 tỷ USD. Năm 2008 ngoài những khó khăn chung cả nước đang gánh chịu do chịu ảnh hưởng xu hướng suy thoái của kinh tế thế giới và Hoa Kỳ, như: khó khăn về tài chính, tiền tệ, giá cả lạm phát,... dẫn đến giá nguyên liệu gỗ tăng từ 20-25%, trong khi giá cả sản phẩm xuất khẩu hầu như không tăng, ngành chế biến gỗ hiện còn đang phải đương đầu với chiến dịch truyền thông của cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ từ nước ngoài cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ lậu, phá hoại rừng tự nhiên và môi trường vùng Đông Nam Á, nên có thể gây ảnh hưởng xấu tới các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đặc biệt là các thị trường trọng điểm.
Năm 2008 Nhà nước đã ghi chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ là 3 tỷ USD. Trước những điều kiện khó khăn khách quan, Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam đã đưa ra các giải pháp để tháo gỡ khó khăn và đạt được chỉ tiêu ban đầu.

Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ là 1,1 tỷ USD

Kim ngạch xuất khẩu sang EU là 780 triệu USD

Kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản là 280 triệu USD

Kim ngạch nhập khẩu gỗ nguyên liệu và phụ liệu là 1,3 tỷ USD. Năm 2008 ngoài những khó khăn chung cả nước đang gánh chịu do chịu ảnh hưởng xu hướng suy thoái của kinh tế thế giới và Hoa Kỳ, như: khó khăn về tài chính, tiền tệ, giá cả lạm phát,... dẫn đến giá nguyên liệu gỗ tăng từ 20-25%, trong khi giá cả sản phẩm xuất khẩu hầu như không tăng, ngành chế biến gỗ hiện còn đang phải đương đầu với chiến dịch truyền thông của cơ quan điều tra môi trường phi chính phủ từ nước ngoài cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ lậu, phá hoại rừng tự nhiên và môi trường vùng Đông Nam Á, nên có thể gây ảnh hưởng xấu tới các thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam đặc biệt là các thị trường trọng điểm.

Để khắc phục các khó khăn trên, góp phần giữ vững tăng trưởng xuất khẩu, kiềm chế lạm phát, giảm nhập siêu, theo ý kiến chúng tôi cần thực hiện một số giải pháp sau:

1. Các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu gỗ nghiêm chỉnh thực hiện 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát của Chính phủ, đặc biệt phải tập trung vào việc triển khai rà soát chi phí ở tất cả các khâu, thực hiện tốt các định mức nguyên nhiên vật liệu để có thể tiết kiệm chi phí, giảm giá thành để nâng cao hiệu quả kinh doanh và cạnh tranh, đồng thời rà soát danh mục các dự án đầu tư loại bỏ các dự án kém hiệu quả, chưa đủ thủ tục đầu tư để tránh lãng phí.

2. Các doanh nghiệp cần quan tâm hơn nữa đến thị trường to lớn trong nước, bên cạnh chiến lược xuất khẩu phải có chiến lược củng cố phát triển thị trường trong nước, để sản phẩm gỗ Việt Nam đứng vững trên thị trường trong nước, cạnh tranh có hiệu quả với sản phẩm gỗ nhập khẩu, góp phần hạn chế nhập siêu cho nền kinh tế nước nhà.

3. Các doanh nghiệp chế biến gỗ sát cánh với Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam được sự hỗ trợ các cơ quan Nhà nước và các địa phương đẩy mạnh quảng bá hình ảnh nền công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, các doanh nghiệp, các sản phẩm gỗ thân thiện với môi trường, minh bạch, rõ ràng và phát triển bền vững, đồng thời phản bác mạnh mẽ các luận điệu sai trái nước ngoài cáo buộc Việt Nam sử dụng gỗ lậu để bảo vệ uy tín và thị trường xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam.

4. Cần tiếp tục đầu tư xây dựng các khu chế biến gỗ tập trung với quy mô lớn, thiết bị và công nghệ hiện đại, để nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng khả năng đáp ứng các hợp đồng lớn trong thời gian ngắn, trên cơ sở đó từng bước nâng cao thị phần sản phẩm xuất khẩu gỗ Việt Nam ở nước ngoài.

5. Để tạo thuận lợi cho ngành chế biến gỗ, đề nghị Nhà nước hỗ trợ, giúp đỡ các vấn đề như sau:

- Về nguyên liệu:

+ Có cơ chế chính sách hỗ trợ xây dựng các trung tâm nhập khẩu cung ứng nguyên liệu gỗ, các chợ gỗ ở 3 miền Trung - Nam- Bắc.

+ Đẩy mạnh việc trồng rừng nguyên liệu, có cơ chế khuyến khích các doanh nghiệp chế biến gỗ nhận đất tham gia trồng rừng.

+ Nghiên cứu hạn chế dần việc xuất khẩu dăm giấy theo lộ trình thích hợp để dành nguyên liệu cho chế biến tinh, trước mắt nghiên cứu tiến hành đánh thuế xuất nhập khẩu dăm giấy với thuế suất hợp lý.

- Về tài chính tiền tệ:

+ Đề nghị Nhà nước điều hành chính sách tăng trưởng, tài chính tiền tệ, kiềm chế lạm phát đồng bộ linh hoạt tạo điều kiện cho doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hiệu quả, nếu thiếu vốn có thể được vay vốn bằng tiền Việt Nam hoặc ngoại tệ với lãi suất hợp lý. Áp dụng các chính sách bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, quỹ bình ổn vật giá quỹ bảo hiểm xuất khẩu.

- Về đào tạo nguồn nhân lực:

Đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao tay nghề cho lao động chế biến gỗ bằng hình thức đào tạo tập trung và tại chỗ, đặc biệt có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tự đào tạo nhân lực

- Về công tác xúc tiến thương mại:

Cần tiếp tục tăng cường công tác xúc tiến thương mại cho ngành gỗ với mức đầu tư như các năm trước khoảng 4 tỷ đồng/năm, không giảm bớt như năm 2008 chỉ còn khoảng 2 tỷ đồng.

- Về cải cách hành chính:

Trên cơ sở bước đột phá của công văn số 4179/VPCP-NN ngày 12/8/2007 đã tháo gỡ ách tắc cho các doanh nghiệp cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc kiểm tra, kiểm soát thanh khoản sản phẩm xuất khẩu cũng như nhập khẩu nguyên vật liệu, tạo điều kiện thuận lợi thông thoáng cho các doanh nghiệp nhất là các khâu đóng dấu búa kiểm lâm, kiểm tra khối lượng gỗ nhập khẩu, xuất xứ gỗ,....

- Về đầu tư phát triển công nghiệp phụ trợ: Đề nghị Nhà nước có Chương trình phát triển công nghiệp phụ trợ trong đó công nghiệp phụ trợ cho ngành chế biến gỗ.




Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường