Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Đặt Mua Báo Cáo
Trang Chủ
Giới thiệu
Giới thiệu chung
Cơ cấu tổ chức
Các lĩnh vực chuyên môn
Kinh nghiệm
Giá trị cốt lõi
Đối tác
Tin tức
Tin tức
Ðiều
Hồ tiêu
Lâm sản &gỗ
Rau quả
Chè
Sữa
Cà phê
Mía đường
Cao su
Thịt & thực phẩm
Phân bón
Thức ăn chăn nuôi
Thủy sản
Lúa gạo
Hoạt động
Bản tin
Các dự án,hoạt động đã làm
Các dự án
Nhân sự
Ban lãnh đạo
Phòng Tổng hợp
Phòng Thông tin truyền thông
Sản phẩm
Dữ liệu
Bản tin
Thư viện
Sẽ thiệt thòi nếu không xuất khẩu gạo lúc này
24 | 04 | 2008
Vào thời điểm cuối tháng 4/2008, cuộc khủng hoảng lương thực trên thế giới đã lên đến cao điểm. Ở vị thế quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ nhì thế giới, Việt Nam nên ứng xử thế nào? Giáo sư Võ Tòng Xuân đã có cuộc trao đổi với VietNamNet. Trái với một số quan điểm, ông cho là chúng ta cần tranh thủ xuất khẩu gạo vào thời điểm hiện nay, và hoàn toàn không phải lo ngại về an ninh lương thực.
- Thưa Giáo sư, ngày thứ Hai 21/4 vừa qua, hàng loạt báo trên thế giới đưa tin Việt Nam đã tạo được một kỷ lục về giá gạo chào bán cho Philippines, đó là 1.200 USD/tấn. Một số dự báo còn cho là giá gạo trong tháng tới có thể lên đến 1.500 USD/tấn. Vậy Giáo sư nhận định về tình hình này như thế nào?
Trong giai đoạn này, khi Philippines chưa thu hoạch lúa, lượng gạo của họ thiếu nên họ phải mua gấp với giá cao như vậy. Nếu mình chào hàng được giá đó, tôi nghĩ mình nên xuất bán. Vì để qua tháng nữa, có thể giá sẽ không còn cao như vậy nữa.
Hiện nay các nước đều lo gia tăng sản xuất gạo để bán được giá cao, từ Trung Quốc đến Việt Nam, từ Indonesia đến Philippines. Khi mọi nơi thu hoạch, lượng cung sẽ tăng và giá sẽ không được cao như hiện nay.
- Trong mấy tháng đầu năm 2008, Việt Nam và Ấn Độ giảm xuất khẩu gạo, trong khi Thái Lan lại tăng xuất gạo, trong 3 tháng đầu năm họ tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái. Vậy quan điểm của Giáo sư là mình có nên xuất khẩu ở thời điểm giá cao này?
Tôi nghĩ là mình nên xuất, nếu không sẽ thiệt thòi cho Việt Nam mình. Tuy nhiên chỉ có những nông dân thu hoạch vào thời điểm này là có thể thu được lợi từ giá cao. Còn phần lớn nông dân đã thu hoạch trong tháng trước đó. Các công ty lương thực đã mua gạo của nông dân rồi, nên các công ty sẽ được hưởng lợi hơn là người nông dân.
Nói tóm lại là chúng ta nên xuất vào thời điểm hiện nay. Còn nếu bỏ qua cơ hội này, tôi nghĩ sẽ khó có lúc đạt được giá cao như vậy.
- Năm ngoái, giá gạo xuất khẩu chỉ khoảng 300 USD/tấn, đến nay là 1.200 USD/tấn. Mỗi tấn gạo bán ra đã tăng thêm được 900 USD. Vậy ước tính người nông dân được hưởng bao nhiêu trong số 900 USD tăng thêm đó?
Như tôi đã nói, khi bà con nông dân thu hoạch đợt tháng 3 vừa rồi, họ cũng đã bán hết. Ít có nông dân nào giữ gạo lại. Hiện lúa gạo nằm trong tay các công ty lương thực cấp tỉnh hoặc cấp trung ương. Vì vậy khi giá gạo tăng vọt, phần lợi người nông dân được hưởng cũng chẳng bao nhiêu. Phần lớn do các công ty và các thương lái được lợi.
- Người ta đang nghi ngờ là trên thế giới có những thương lái đang đầu cơ gạo để đẩy giá lên cao. Giáo sư nghĩ có chuyện đó không?
Chắc chắn là có chuyện đó, nhất là ở Philippines. Cũng giống như ở Việt Nam hồi trước năm 1975. Mỗi lần thương lái đầu cơ thì gây ra tình trạng khan hiếm và giá gạo tăng lên.
Tôi có được nghe kể hồi năm 1966, lúc đó ông Nguyễn Cao Kỳ còn là Thủ tướng ở Miền Nam. Năm đó đột nhiên giá gạo tăng cao gấp ba lần mức bình thường. Ông Nguyễn Cao Kỳ cho mời 12 nhà kinh doanh lúa gạo hàng đầu Miền Nam lúc đó đến nói chuyện. Ông ra kỳ hạn trong vòng 24 giờ, nếu giá gạo không xuống thì sẽ bốc thăm để bắn bỏ một trong 12 vị. Ngay ngày hôm sau, giá gạo xuống. Vì thế tôi mới nói, chuyện đầu cơ tăng giá gạo là có thực.
- Vậy hiện nay ở Việt Nam, liệu có hiện tượng đầu cơ giá gạo hay không? Cụ thể là mua gạo của nông dân ở thời điểm giá thấp, chờ đến khi giá lên thật cao thì mới bán ra.
Theo tôi nghĩ cũng có thể có đấy. Nhưng nếu làm thì do các công ty làm thôi, còn nông dân và các tư nhân làm gì có tiền và có điều kiện để làm như vậy.
- Hệ thống kinh doanh gạo hiện nay, từ lúc thu mua của nông dân, rồi vận chuyển, xay xát, lưu kho, xuất khẩu… mình đã có hệ thống cạnh tranh chưa?
Cũng có cạnh tranh đôi chút, nhất là ở công đoạn mua lúa từ nông dân. Còn xuất khẩu gạo vẫn do các doanh nghiệp nhà nước thực hiện.
- Một số công ty thời gian qua nói họ lỡ ký hợp đồng xuất khẩu với giá thấp, nay phải mua gạo đầu vào giá cao nên họ bị lỗ. Giáo sư thấy câu chuyện đó có đúng không?
Đây là điều có thực. Ví dụ như đầu năm nay có những nhà xuất khẩu đã đấu thầu bán 300.000 tấn gạo với giá chỉ 320-340 USD/tấn. Có thể họ biết không mua được gạo với giá đó để xuất, nhưng họ vẫn ký. Không loại trừ trong quan hệ giữa bên bán và bên mua của Philippines hay Indonesia có vấn đề gì đó không rõ ràng.
Đến khi không mua được lúa của nông dân với giá thấp, họ phải tìm cách để cắt giảm lỗ. Một cách đơn giản là vận động ngừng xuất khẩu để giá lúa của nông dân bị hạ xuống. Cách thứ hai là đòi hỏi các công ty xay xát và đánh bóng gạo phải ký hợp đồng lại để chia sẻ lỗ với nhà xuất khẩu. Cách thứ ba là yêu cầu các công ty lương thực cấp tỉnh phải cùng chia lỗ. Cuối cùng thì nông dân có thể lỗ, nhưng nhà xuất khẩu không chịu lỗ.
- Giáo sư kỳ vọng trong năm tới hoặc vài năm tới, liệu có sự thay đổi nào trong cơ chế xuất khẩu gạo, để lợi ích về đến tay người nông dân nhiều hơn?Ví dụ như xoá bỏ độc quyền trong xuất khẩu?
Tôi đã nhiều lần đề nghị, cần tạo điều kiện để tư nhân được tham gia xuất khẩu gạo. Nhưng thực tế là tư nhân cũng không tham gia được bao nhiêu. Những hợp đồng xuất khẩu lớn đều được ký với tư cách Chính phủ với Chính phủ. Vì thế vẫn khó cải thiện được lợi nhuận của nông dân trông lúa.
Như ở Thái Lan, xuất khẩu gạo là do các công ty tư nhân thực hiện. Nhà nước đấu giá, rồi giao lại cho tư nhân xuất khẩu. Như vậy người nông dân được hưởng lợi nhiều hơn. Ở Việt Nam, để làm được như vậy thì Nhà nước phải rất mạnh dạn thay đổi hệ thống thu mua và xuất khẩu gạo.
- Trong tình hình giá gạo tăng cao như hiện nay, Giáo sư nghĩ trong năm tới ở Miền Tây có thay đổi gì về cơ cấu sản xuất nông nghiệp hay không? Ví dụ như giảm nuôi tôm cá, giảm bớt trái cây để tăng trồng lúa?
Tôi nghĩ cơ cấu sẽ không có gì thay đổi. Phá vườn trái cây để trồng lúa thì rất uổng phí. Còn cá và tôm thì vẫn nuôi trên những diện tích trồng lúa không được.
Chỉ có điều chúng ta cần tập trung vào những giống lúa cao sản, ngắn ngày, và kháng được rầy nâu. Cần giảm hoặc không nên trồng những giống lúa cao cấp. Những giống lúa này có năng suất thấp, lại kém sức đề kháng với rầy nâu và dịch bệnh.
Chúng ta cũng có thể tăng cường diện tích trồng thêm vụ thứ ba. Vừa qua chúng ta có xu hướng bớt trồng vụ ba vì tăng thêm nạn rầy nâu, dịch bệnh, và hiện tượng phân hoá các giống lúa. Nếu chúng ta trồng vụ ba với giống lúa kháng rầy, đồng thời tăng cường phân bón để duy trì độ màu của đất, thì chúng ta có thể tăng sản lượng lúa của Đồng bằng sông Cửu Long. Đến khi trữ lượng lúa gạo trên thế giới tăng cao, chúng ta sẽ lại giảm vụ thứ ba.
- Một câu hỏi cuối. Nhiều người vẫn lo ngại về an ninh lương thực ở Việt Nam. Nhưng hàng năm sản lượng gạo của Việt Nam vượt mức tiêu dùng trong nước đến 4 triệu tấn. Vậy thực sự chúng ta có vấn đề về an ninh lương thực hay không?
An ninh lương thực không đáng lo. Việt Nam luôn luôn dư gạo để xuất khẩu. Thứ hai, với giống lúa cao sản ngắn ngày thì chỉ trong vòng 3 tháng chúng ta lại thu hoạch được một vụ mới. Những nước phải phụ thuộc vào nhập khẩu gạo theo từng tuần và từng tháng, họ rất lo về khủng hoảng lương thực. Ở Việt Nam điều đó chắc chắn không xảy ra.
-
Xin cảm ơn Giáo sư.
Nguồn: VietNamNet
Liên hệ với người đăng tin này:
An Thu Hằng -
anthuhang@agro.gov.vn
Các Tin Khác
ĐBSCL: Lúa gạo lên giá – Bán ra hay chờ đợi?
23 | 04 | 2008
Giá gạo có thể chững lại song vẫn cần phải hành động
23 | 04 | 2008
Xuất khẩu gạo của Thái lan quý I/2008 tăng 66%
23 | 04 | 2008
Giá gạo tăng đẩy lạm phát tăng 8% ở Philíppin
22 | 04 | 2008
TPHCM: Giá gạo bán lẻ tăng
22 | 04 | 2008
Gạo sẽ tăng giá cao nhất vào 2009
21 | 04 | 2008
Tìm giải pháp “chi viện” giống lúa cho miền Bắc
21 | 04 | 2008
Cơ hội nâng giá trị hạt gạo
20 | 04 | 2008
Trao đổi giữa FINANCIAL TIMES và AGROINFO/IPSARD về lúa gạo Việt Nam
18 | 04 | 2008
IMF: Khủng hoảng lương thực là mối lo lớn
18 | 04 | 2008
Tin Liên Quan
Điều hành xuất khẩu gạo: Cần linh hoạt, đúng lúc
6/5/2009 12:00:00 AM
Cuộc chiến giá gạo: Việt Nam sẽ thua vì... phụ thuộc?
4/8/2014 12:00:00 AM
Xuất khẩu gạo nhiều nhưng nông dân vẫn nghèo
11/30/2009 12:00:00 AM
Sẽ thiệt thòi nếu không xuất khẩu gạo lúc này
4/24/2008 12:00:00 AM
Giá gạo xuất khẩu đang bật dậy
11/5/2009 12:00:00 AM
Quá nhiều nghịch lý trong giá lúa
3/9/2010 12:00:00 AM
Xuất khẩu gạo: Dự báo sai – ai chịu?
8/6/2008 12:00:00 AM
Để người trồng lúa có lãi
8/14/2009 12:00:00 AM
Điều hành xuất khẩu gạo “lỗi nhịp”: Nông dân chịu thiệt!
6/1/2009 12:00:00 AM
Chính phủ sẽ ban hành Nghị định về kinh doanh, xuất khẩu gạo
10/29/2009 12:00:00 AM
Báo cáo phân tích thị trường
Phân bón
Thủy sản
Cao su
Sắn
Điều
Sữa
Gỗ
Thịt & thực phẩm
Hồ tiêu
Thức ăn CN
Lúa gạo
Thuốc trừ sâu
Mía đường
Thương mại
Cà phê
Nông thôn
Nông nghiệp
Đặt mua báo cáo
012.88.256.256
Chọn báo cáo
Huỷ
Trung tâm Thông tin Phát triển Nông nghiệp Nông thôn
×
Tên báo cáo
Bản tin lúa gạo tuần 47
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2016 và triển vọng năm 2017
Bản tin lúa gạo tuần 46
Báo cáo ngành hàng sắn Việt Nam 6 tháng đầu năm 2013
Báo cáo thường niên ngành cao su Việt Nam năm 2013 và triển vọng năm 2014
Bản tin lúa gạo tuần 41
Bản tin Cà phê tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Bản tin lúa gạo tuần 36
Lộ trình Giảm tổn thất sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị tại Việt Nam- Giai đoạn 1
BÁO CÁO TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG LÂM THỦY SẢN SANG TRUNG QUỐC THÁNG 5.2021
Báo cáo thường niên Ngành Thủy sản năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2018 và triển vọng năm 2019
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2018 và triển vọng 2019
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2018 và Triển vọng 2019
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2017 và triển vọng năm 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2017 và Triển vọng 2018
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2017 và triển vọng 2018
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên thị trường phân bón Việt Nam năm 2012 và triển vọng 2013
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo thường niên Ngành Lúa gạo Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2016 và triển vọng năm 2017
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2016 và triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Cà phê Việt Nam năm 2016 và Triển vọng 2017
Báo cáo thường niên Ngành Sữa Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Phân bón năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên Ngành Thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Nông nghiệp Việt Nam 2015 - 2016
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành Hạt Điều Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành thuốc bảo vệ thực vật năm 2012 và triển vọng năm 2013 (TA)
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2012 và triển vọng năm 2013
Báo cáo thường niên ngành hàng thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng mía đường Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo thường niên ngành hồ tiêu Việt Nam năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên thị trường thủy sản năm 2015 và triển vọng năm 2016
Báo cáo thường niên ngành cao su thiên nhiên năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo ngành hàng Thịt Việt Nam năm 2015 và triển vọng 2016
Báo cáo Thường niên ngành hàng cà phê Việt Nam năm 2015 và Triển vọng 2016
Báo cáo thị trường sữa năm 2014 và triển vọng năm 2015
Báo cáo thường niên ngành Thịt và thực phẩm Việt Nam năm 2012 và triển vọng 2013 (TA)
Báo cáo thường niên Ngành gỗ năm 2014 và Triển vọng 2015
Báo cáo ngành hàng mía đường Việt Nam 9 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thị trường ngành gỗ quý II năm 2014
Báo cáo thị trường ngành cao su Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014(TA)
Inter-and intra-farm land Fragmentation in Vietnam
Báo cáo Thị trường cà phê 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo Thị trường Thịt 6 tháng đầu năm 2014
Báo cáo thị trường ngành cao su Việt Nam 6 tháng đầu năm 2014