Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Chủng loại tôm nhập khẩu vào Mỹ trong năm 2007
09 | 07 | 2008
Năm 2007 tôm nguyên vỏ bỏ đầu là mặt hàng nhập khẩu quan trọng nhất, với 235.981tấn trị giá 1.643 triệu USD, chiếm 42% tổng tôm nhập khẩu vào thị trường Mỹ về khối lượng và giá trị...Theo số liệu của năm 2008, sản lượng tôm đánh bắt trong tháng 1/2008 tăng 42,6% so với cùng kỳ của năm 2007. Nhập khẩu tôm trong tháng 1 hầu như không thay đổi so với tháng 1/2007, giảm 0,5% về khối lượng và tăng 1,3% về giá trị. Sự dao động này chủ yếu là vì nhập khẩu tôm nguyên vỏ bỏ đầu, và tôm thịt tăng lên, bù đắp cho sự sụt giảm về khối lượng nhập khẩu các sản phẩm tôm khác. Theo dự đoán dựa trên tình hình chung của nền kinh tế Mỹ thì nhu cầu đối với tôm sẽ không tăng lên, ít nhất là vào thời điểm này.
Tôm nguyên vỏ, bỏ đầu

Tuy nhiên, khối lượng và giá trị giao dịch tôm nguyên vỏ bỏ đầu năm ngoái giảm 7,7% về khối lượng và 8,2% về giá trị so với năm 2006.

Giá trị tôm nguyên vỏ bỏ đầu giảm 0,5%, trừ cỡ 15/20 tăng +1,3%. Cỡ tôm nhập khẩu lớn nhất về khối lượng là tôm cỡ 31/40 với 42.752 tấn, chiếm 8% tổng khối lượng tôm nhập khẩu và 18% tổng khối lượng tôm nguyên vỏ bỏ đầu. Tổng thị phần tôm nguyên vỏ bỏ đầu trong tổng khối lượng tôm nhập khẩu giảm từ 43,3% trong năm 2006 xuống 42,4% trong năm 2007, về giá trị thì giảm từ 43,5% xuống 42,1%.

Thái Lan là nhà cung cấp tôm nguyên vỏ bỏ đầu lớn nhất vào thị trường Mỹ, với 24% trong tổng khối lượng và 20% giá trị tôm nhập khẩu (56.023 tấn trị giá 325 triệu USD). Êcuađo đứng thứ hai với 45.787 tấn trị giá 224,7 triệu USD (19,4% và 13,7%). Mêhicô đứng thứ 3 (15,5% và 19,5%). Hai nước Mỹ Latinh này đã củng cố vị trí trên thị trường tôm Mỹ so với năm 2006, khi chỉ chiếm 17,8% và 13,1% tổng khối lượng tôm tiêu thụ tại Mỹ.

Ba nhà cung cấp tôm lớn nhất này chiếm 58,5% tổng khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ. Cỡ tôm xuất khẩu chủ lực của Thái Lan là 26/30 (22% tổng khối lượng tôm nguyên vỏ bỏ đầu nhập từ Thái Lan). Tôm cỡ 51/60 là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Êcuađo (22%). Tôm cỡ 21/25 là mặt hàng quan trọng nhất của Mêhicô (37,5%).

Tôm thịt

Nhập khẩu tôm thịt vào Mỹ tăng trong năm 2007, đạt 178.592 tấn trị giá 1.328,2 triệu USD so với 162.285,5 tấn trị giá 1.209,6 triệu USD trong năm 2006, tăng 10% về khối lượng và tăng 9,8% về giá trị. Hạng mục này tăng thị phần trong tổng khối lượng và tổng giá trị tôm nhập khẩu vào Mỹ, từ 27,5% và 29,4% năm 2006 lên 32,1% và 34% trong năm 2007.

Tỉ trọng của những nước xuất tôm nguyên vỏ, bỏ đầu, đông lạnh sang Mỹ
(Theo khối lượng)
Cỡ
Nước XK
Tỷ trọng
Nước XK
Tỷ trọng
<15
Việt Nam
21,6%
Thái Lan
26,0%
Mêhicô
20,5%
Êquađo
19,0%
Bănglađét
11,3%
Inđônêxia
17,8%
Ấn Độ
9,5%
Mêhicô
8,1%
Inđônêxia
8,4%
Malaixia
6,0%
Panama
6,4%
Êcuađo
34,5%
15/20
Mêhicô
28,8%
Thái Lan
23,7%
Ấn Độ
16,3%
Inđônêxia
7,6%
Bănglađét
12,8%
Vênêzuela
7,3%
Thái Lan
12,6%
Honđurat
5,5%
Việt Nam
12,3%
Thái Lan
38,4%
21/25
Mêhicô
Êcuađo
37,5%
Thái Lan
Êcuađo
49,7%
Ấn Độ
Thái Lan
20,3%
26/30
Thái Lan
Vênêzuela
9,0%
Mêhicô
Êcuađo
46,1%
Inđônêxia
Vênêzuela
18,8%
Êcuađo
Thái Lan
10,1%
Côlômbia
5,0%

Những nước cung cấp tôm thịt lớn nhất vào Mỹ là Thái Lan (59.114,5tấn trị giá 412triệu USD), với 33% và 31% thị phần về khối lượng và giá trị tôm thịt nhập khẩu. Inđônêxia đứng thứ hai (29.889,1 tấn, trị giá 225,3triệu USD). Việt Nam đứng thứ ba (20.332,3 tấn trị giá 236,7 triệu USD).

Ba nước này chiếm tổng cộng 61,2% và 65,8% về khối lượng và giá trị tôm thịt đông lạnh vào Mỹ. Giá trị nhập khẩu sản phẩm này hầu như không thay đổi. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này của Thái tăng 1,4%, của Inđônêxia tăng 3,4%, của Việt Nam tăng 0,9%. Trong khi đó, xuất khẩu tôm thịt từ Êcuađo và Malaixia sang Mỹ giảm 1,2% và 8,9%.

Tôm bao bột

Khối lượng tôm bao bột nhập vào Mỹ giảm 26% về khối lượng và 22,4% về giá trị. Trung Quốc là nhà cung cấp lớn nhất mặt hàng này vào Mỹ, chiếm 71% về khối lượng và 62% về giá trị (trong khi thị phần tôm bao bột của Trung Quốc chỉ chiếm 81% về khối lượng và 73% về giá trị trong năm 2006).

Doanh thu từ sản phẩm này của Trung Quốc giảm 35% về khối lượng và giá trị so với năm 2006, chủ yếu vì FDA phát hiện những sai phạm trong an toàn thực phẩm từ tháng 6. Sụt giảm nhập khẩu mặt hàng này từ Trung Quốc là nguyên nhân chính giảm khối lượng tôm bao bột nhập khẩu chung vào thị trường này. Thái Lan tăng thị phần đối với mặt hàng trên, từ 13% trong tổng khối lượng và 17% tổng giá trị trong năm 2006 lên 20% và 26% năm ngoái.

Các công ty xuất khẩu tôm của Thái đã tranh thủ dịp tôm Trung Quốc bị từ chối ở Mỹ để tăng thị phần tại Mỹ. Giá trị tôm bao bột xuất sang Mỹ tăng 4,8% trong năm 2007, từ Trung Quốc tăng 0,1% và từ Thái Lan giảm 1,1%. Giá trị tôm bao bột xuất từ Inđônêxia tăng 74,5% về khối lượng và 64% về giá trị, giúp nước này giành vị trí nhà cung cấp tôm bao bột lớn thứ 3 sang Mỹ.

Các mặt hàng đông lạnh khác:

Các mặt hàng đông lạnh khác chỉ chiếm vị trí thứ 3 trong danh sách các sản phẩm tôm nhập khẩu chủ lực vào Mỹ với 99.934 tấn trị giá 702,7 triệu USD. Giá trị trung bình của các sản phẩm này không mấy thay đổi trong cả năm ngoái (-0,9%). Các mặt hàng đông lạnh này bao gồm tôm nấu chín, và các món ăn chế biến từ tôm. Nhà cung cấp các sản phẩm tôm đông lạnh lớn nhất là Thái Lan, chiếm 64% khối lượng và 62,5% về giá trị (64.070 tấn trị giá 439 triệu USD), doanh thu từ các mặt hàng này trong năm 2007 giảm 9% và 12% về khối lượng và giá trị so với năm 2006.

Trung Quốc là nhà cung cấp lớn thứ hai các sản phẩm tôm đông lạnh khác, tuy nhiên khối lượng và giá trị xuất trong năm 2007 giảm 33% và 36% so với năm 2006. Sản phẩm tôm đông lạnh của Trung Quốc sang Mỹ đạt 11.755 tấn trị giá 63,2 triệu USD, chiếm 12% và 9% tổng khối lượng và giá trị nhập khẩu các sản phẩm tôm đông lạnh vào Mỹ, trong khi thị phần của nước này trong năm 2006 là 15% và 12%.

Tiêu thụ tôm trên đầu người giảm trong năm 2007

Tiêu thụ tôm trên đầu người tại Mỹ trong năm 2007 giảm 10,7% so với năm 2006, từ 4,6kg xuống 4,1kg, bằng mức tiêu thụ của năm 2004. Mùa thu năm ngoái lượng tiêu thụ tôm thấp đi do khối lượng tôm nhập khẩu vào Mỹ giảm và lượng tôm đánh bắt giảm.

Trong năm 2001, nguồn cung thuần tôm nước ngoài (NFS) vào Mỹ (NFS=nhập khẩu - xuất khẩu -tái xuất) bắt đầu tăng về khối lượng (cao hơn tốc độ tiêu thụ nội địa). Nguyên nhân chính của sự thay đổi này là do khối lượng tôm nhập vào Mỹ tăng lên chứ không phải vì sản lượng tôm nội địa tăng lên.

Triển vọng

Theo nhiều nhà phân tích thì nền kinh tế Mỹ có vẻ đang đứng trước một cuộc suy thoái, bắt đầu từ hệ thống tài chính và sau đó là các thành phần khác. Việc thắt chặt chính sách tín dụng, giá cả tăng lên, và triển vọng tiêu cực do tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đã làm giảm lòng tin của người tiêu dùng, lòng tin của người tiêu dùng thấp nhất từ trước tới nay trong 5 năm qua.

Người tiêu dùng đang chuyển sang các mặt hàng rẻ hơn. Nền kinh tế tăng trưởng chậm chạp đã ảnh hưởng trực tiếp tới ngành công nghiệp dịch vụ (nhà hàng), một kênh tiêu thụ tôm chủ yếu ở Mỹ. Năm ngoái, ngành dịch vụ nhà hàng chỉ đạt mức tăng trưởng 1%. Mức tiêu dùng, vốn chiếm 2/3 trong toàn bộ các hoạt động kinh tế ở Mỹ cũng giảm xuống, cả trong tháng 12 (mức tiêu dùng luôn tăng trong tháng này), và ảnh hưởng trực tiếp tới tiêu thụ tôm vốn luôn là mặt hàng xa xỉ.

Theo số liệu của năm 2008, sản lượng tôm đánh bắt trong tháng 1/2008 tăng 42,6% so với cùng kỳ của năm 2007. Nhập khẩu tôm trong tháng 1 hầu như không thay đổi so với tháng 1/2007, giảm 0,5% về khối lượng và tăng 1,3% về giá trị. Sự dao động này chủ yếu là vì nhập khẩu tôm nguyên vỏ bỏ đầu, và tôm thịt tăng lên, bù đắp cho sự sụt giảm về khối lượng nhập khẩu các sản phẩm tôm khác. Theo dự đoán dựa trên tình hình chung của nền kinh tế Mỹ thì nhu cầu đối với tôm sẽ không tăng lên, ít nhất là vào thời điểm này.

Điểm quan trọng nhất khi xem xét nguồn cung tôm trong năm nay là các quy định của WTO chống lại chính sách miễn thuế, giảm thuế và bắt ký quỹ, rà soát về mặt hành chính của Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nhập khẩu. Một điểm nữa là Liên minh tôm miền nam (SSA) đã bắt đầu chiến dịch tăng cường kiểm soát tôm nhập khẩu để hạn chế sự thâm nhập vào thị trường Mỹ của tôm chất lượng thấp. Nhiều người cho chiến dịch này là một cách thiết lập hàng rào phi thuế quan đối với tôm nhập khẩu, không phải để bảo vệ người tiêu dùng Mỹ mà là bảo vệ ngành nuôi thả tôm trong nước.




Nguồn: http://thongtinthuongmaivietnam.vn
Báo cáo phân tích thị trường