Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Giữ ổn định cung cầu và giá cả các mặt hàng thiết yếu
05 | 09 | 2007
Trái với dự đoán của nhiều chuyên gia, giá tiêu dùng tháng 10 năm nay so với tháng 9 tăng thấp, trong đó, một một số loại hàng hóa thiết yếu còn giảm giá. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi thị trường hàng hóa thường tăng giá mạnh vào những tháng cuối năm. Hơn thế, đã có rất nhiều lo ngại việc tăng lương tối thiểu bắt đầu từ 1/10 sẽ làm cho đà tăng giá mạnh hơn.

Theo đánh giá của Bộ Thương mại, trong tháng 10/2006, thị trường hàng hóa đã chịu tác động mạnh bởi cơn bão số 6 gây thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Trung. Thị trường cũng sôi động hơn do các đơn vị sản xuất kinh doanh gấp rút hoàn thành kế hoạch năm, chuẩn bị hàng hóa phục vụ lễ Noen, Tết Dương lịch và tiền lương được điều chỉnh tăng. Với sự sôi động của thị trường, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội tháng 10/2006 đã đạt 51.548 tỷ đồng, tăng 3,1% so với tháng trước, đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ 10 tháng năm 2006 đạt 470.003 tỷ đồng, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm trước.

Theo thông lệ hàng năm, với sự sôi động của thị trường hàng hóa như vậy, giá cả thường có chiều hướng tăng. Việc lương tối thiểu được điều chỉnh tăng ở mức nhiều nhất từ trước tới nay cũng được dự đoán là sẽ là nguyên nhân tác động khiến giá cả tăng mạnh. Tuy nhiên, kết thúc tháng 10, chỉ số giá chỉ tăng 0,2% (khu vực thành thị tăng 0,3%), trong đó, nhóm giáo dục có mức tăng cao nhất là 1,6%, tiếp đến, lương thực tăng 1,3%. Các nhóm còn lại chỉ có mức tăng từ 0,2 - 0,9%. Riêng nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng đã giảm 0,2% và phương tiện đi lại giảm 1,8%. Dù nhu cầu thanh toán các giao dịch xuất khẩu tăng mạnh vào cuối năm nhưng giá đôla trong tháng chỉ tăng 0,2%, còn giá vàng đã giảm mạnh tới 3,1%. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng năm 2006 chỉ tăng 5,4%, thấp hơn mức 8,6% của cùng kỳ năm 2004 và mức 7,2% của cùng kỳ năm 2005.

Tổ điều hành thị trường trong nước cho biết, tuy chịu tác động mạnh của cơn bão số 6 và việc điều chỉnh tăng lương nhưng nhờ điều hành hợp lý công tác xuất nhập khẩu hàng hóa, thực hiện nghiêm túc các biện pháp kiềm chế tăng giá nên nguồn cung hàng hóa trên thị trường dồi dào, mọi nhu cầu đều được đáp ứng và giá cả hàng hóa trên thị trường đã không có biến động lớn. Tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong khi giá lương thực tăng do nhu cầu xuất khẩu gạo tăng mạnh nhưng giá nhiều loại thực phẩm như thịt lợn, thị gà, cá lóc lại giảm. Tại một số địa bàn trên cả nước, giá xi măng, sắt thép giảm nhẹ. Giá đường, phân urê thời điểm này mọi năm thường có xu hướng tăng nhưng năm nay vẫn “án binh bất động”. Thị trường thuốc sản xuất trong nước cũng vẫn ổn định giá, riêng một số loại thuốc nhập ngoại tăng nhẹ là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng theo giá ngoại tệ.

Các chuyên gia kinh tế cho rằng, tuy lương cơ bản đã tăng mạnh nhất từ trước đến nay nhưng do lãi suất huy động tăng và hiện đang ở mức khá cao, thị trường chứng khoán tăng mạnh các công ty niêm yết cũng như giá trị giao dịch, xu hướng đầu tư vào thị trường vàng tăng... đã hút một lượng tiền không nhỏ làm giảm áp lực tăng giá tiêu dùng. Hơn nữa, việc thuế suất nhập khẩu với một số nước giảm theo các cam kết hội nhập cũng tạo nên sức ép giảm giá tiêu dùng trong nước.

Tổ điều hành thị trường trong nước cho biết, hai tháng cuối năm, theo quy luật sức mua xã hội tăng cao, những yếu tố về thời tiết và dịch bệnh diễn biến phức tạp cũng sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng tăng. Trong các nhóm hàng hoá, lương thực sẽ tiếp tục tăng giá. Nguyên nhân chính là do các DN tiếp tục thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã ký trong khi nguồn cung giảm và giá gạo thế giới vẫn ở mức cao. Trong thời gian qua, giá gạo đã tăng 100-150 đồng/kg và mức tăng này dự báo có thể sẽ tiếp tục trong tháng tới.

Tuy nhiên, nhiều mặt hàng chính được dự báo sẽ ổn định. Trong đó, nhóm hàng thực phẩm sẽ không tăng giá nếu tình hình dịch cúm gia cầm và dịch lở mồm long móng tiếp tục được khống chế. Do miền Bắc đã bước vào vụ rau mùa đông - vụ sản xuất rau quả chính trong năm nên nguồn cung và giá cả cũng sẽ được đảm bảo. Thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ đường bắt đầu chiều hướng tăng dần nhưng do nguồn cung đường tiếp tục tăng từ vụ sản xuất mới nên giá cả sẽ vẫn ổn định. Đáng lưu ý, năm nay, tuy bước vào mùa xây dựng nhưng giá hai mặt hàng vật liệu xây dựng quan trọng là xi măng và thép không có biến động lớn. Xi măng đang được điều chỉnh hợp lý bằng các biện pháp như dự trữ, quản lý giá và điều phối cân đối nguồn hàng để không xảy ra biến động giá. Mặt hàng thép đang chịu sức ép lớn từ thép giá rẻ Trung Quốc và lượng tồn kho lớn nên khó

 



thitruong
Báo cáo phân tích thị trường