Đền bù ở Khu du lịch sinh thái Thiên Đàng - Dung Quất:
Vin vào chủ trương "trải thảm đỏ đón nhà đầu tư", cả một guồng máy từ Ban Quản lý Vùng này thuộc thôn Hải Ninh, xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), dân thường gọi là Khe Hai. Sau gần nửa thế kỷ khai khẩn đất hoang và cải tạo môi trường, người dân Khe Hai đã biến nơi đây thành một vùng đất xanh tốt với phong cảnh hữu tình. Cty Phi Long (TPHCM) đã đầu tư vào vùng Khe Hai một khu du lịch sinh thái mang tên Thiên Đàng, với tổng diện tích 175ha, trong đó 150ha là đất của dân, 25ha là đất hoang ven biển. Có thể nói, đây là vùng đất "ngon" nhất mà BQL Khu kinh tế Dung Quất đã cấp cho Cty Phi Long để họ làm du lịch.
Người dân Khe Hai sẵn sàng nhường đất cho các dự án đầu tư vào Dung Quất, song cách đền bù đang "áp" vào họ thật bất công. Ông Lê Minh Hoàng - 77 tuổi, người có số đất nhiều nhất tại vùng này (khoảng 20ha) đang "kêu trời" vì người ta áp giá, đền cho ông 5.000đ/m2, trong khi ông có mặt tại vùng này từ thời trước giải phóng và khai khẩn đất hoang nên mới có số diện tích nhiều như vậy. Vả lại, nhiều người, kể cả chính quyền địa phương vẫn xem vùng cát trắng này là đồ "vứt đi".
Nhưng sự có mặt của "Thiên Đàng" đã khiến cho chính quyền xã bắt đầu nhòm ngó để xí phần. Nếu đền bù sòng phẳng thì ông Hoàng chí ít cũng được 1 tỉ, song hiện ông chỉ nhận được 397 triệu đồng. Khi đến kho bạc nhận tiền, xã Bình Thạnh đã giữ của ông 124 triệu, gọi là "tiền thu 50% đền bù đất". Trả lời câu hỏi của phóng viên về khoản thu rất tù mù này, Chủ tịch xã Bình Thạnh Phan Đình Lên, nói: "Đây là tiền đất của xã. Ông Hoàng chỉ nhận tiền đền bù hoa màu trên số đất ấy thôi.
Theo quyết định của UBND tỉnh thì tiền đền bù đất, xã được giữ 70%, người dân có cây trồng trên đất ấy được 30%, nhưng vì xã thương dân quá nên mới nhân nhượng để dân 50%"! Đất do dân khai khẩn, 30 năm nay, xã chưa hề nhìn nhận đó là "đất xã", nay có tiền đền bù, xã nhảy vào xí phần, lại còn nói giọng ơn nghĩa với dân! Chính cái gọi là "đất bờ của xã" này mà ông Bảy Hạnh - người có nhiều đất tại khu Thiên Đàng (11.960m2) nhưng chỉ nhận được 4,5 triệu đồng tiền đền bù.
Chưa hết, ông chủ của Thiên Đàng này áp giá mỗi cây điều ra hoa là 90.000đ, cây chưa ra hoa 40.000đ. Cũng chưa hết, trong cam kết thì sau khi nhận tiền đền bù, người dân phải đốn chặt, trả mặt bằng cho nhà đầu tư, song thấy rừng dương và rừng điều này phải trồng 30-40 năm mới có được, ông chủ Thiên Đàng bèn thương lượng với dân: "Thiên Đàng sẽ hỗ trợ tiếp, bằng số tiền đã đền bù trước đây". Tuy nhiên, đến nay người dân cũng chỉ nhận được 50% số tiền mà bên chủ đầu tư đã cam kết.
Mới đền bù 32ha mà đã ép dân tới khổ rồi, còn những trên 100ha nữa, với cách đền bù như thế, không biết người dân có lên được "thiên đàng" hay là xuống "địa ngục" đây?