Lãi lớn
Theo một chuyên gia ngành NN&PTNT, với mức giá 150.000 đồng/hộp sữa bột 400 gam, nếu quy ra sữa nước theo công thức chuẩn 120 gam = một lít, thì được 3,4 lít. Như vậy một lít sữa lên tới trên 40.000 nghìn đồng.
Trong khi đó, với mức giá thế giới gần 2.000 USD/tấn sữa bột nguyên kem, tương đương 3.500 đồng/lít. Cộng với thuế nhập khẩu 10 phần trăm, giá lên gần 4.000 đồng/lít. Cộng với các loại phí và cước vận chuyển (150 USD/tấn), giá sữa về đến Việt Nam khoảng 7.000 đồng/lít.
Vụ trưởng Vụ Thị trường Trong nước (Bộ Công Thương) Hoàng Thọ Xuân: Sữa là một trong 14 mặt hàng nhà nước được can thiệp khi cần bình ổn giá. Chúng ta có đầy đủ các cơ sở pháp lý để xử lý về giá. Chính phủ có Nghị định 75 hướng dẫn thi hành Pháp lệnh Giá. Bộ Tài chính cũng có thông tư hướng dẫn và được tập huấn tới tất cả các địa phương từ cuối năm ngoái. Đối với sữa thì không quy định giá trần, nhưng doanh nghiệp phải đăng ký giá, khai báo và công khai giá bán với cơ quan tài chính tại địa phương. Nếu giá sữa thế giới biến động mà doanh nghiệp không chịu đăng ký lại giá, cơ quan tài chính có thể can thiệp buộc doanh nghiệp tính toán lại và đăng ký mức giá hợp lý. Vụ chúng tôi chỉ yêu cầu làm đúng các quy định đã có. |
Khi đó, các doanh nghiệp sẽ tuỳ công nghệ của mình mà bổ sung các loại khoáng chất để tạo thành sữa bột đóng gói. Tuy nhiên dù có bổ sung các loại khoáng chất thì giá sữa bột cũng không quá 15.000 đồng/lít. Vậy mà, mức giá tại Việt Nam lại cao ngất ngưởng như vậy. Mức lợi nhuận trên 100 phần trăm.
Ngoài ra, các tập đoàn lớn như Mead Johnson, Dumex còn trực tiếp phân phối sữa thành phẩm tại Việt Nam. Với giá thành sản xuất tại nước ngoài cộng với thuế, vận chuyển thì cũng chỉ trên dưới 100.000 đồng hộp/400 gam.
Năm 2008, chúng ta nhập khẩu gần 600 triệu USD tiền sữa nguyên liệu, thì sữa bột thành phẩm và sữa bột nguyên kem chiếm gần 40 phần trăm.
Đối với sữa bột gầy nhập về để pha làm sữa uống (drink milk), nếu như năm 2001, thị phần của Vinamilk chiếm 70%, Dutch Lady chiếm 20%, còn lại là các doanh nghiệp khác thì, đến cuối năm 2008, thị phần này đảo chiều.
Dutch Lady vươn lên vị trí dẫn đầu với 37 phần trăm, tiếp đến là Vinamilk 32 phần trăm, các doanh nghiệp còn lại như Hanoimilk, Cty Cổ phần Sữa Quốc tế…chiếm 31 phần trăm. Kinh tế suy thoái, nhưng lợi nhuận của Vinamilk năm 2008 vẫn tăng ở mức kỷ lục gần 28 phần trăm, đạt 1.230 tỷ đồng (theo báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2008 của Vinamilk chưa có kiểm toán, công bố ngày 15/1/2009).
Còn lợi nhuận của Dutch Lady ở mức nào nếu biết công ty này mua rất ít sữa tươi trong nước, mà chủ yếu là nhập sữa bột rồi hoàn nguyên để bán trên thị trường? Lợi nhuận từ việc sản xuất các sản phẩm sữa từ sữa bột nhập khẩu chắc chắn cao hơn rất nhiều so với mua sữa tươi của nông dân để sản xuất.
Trả lại công bằng
Khi được hỏi về thực tế đau xót này, TS Nguyễn Đăng Vang, Phó Chủ nhiệm Ủy ban KHCN&MT của Quốc hội, trầm ngâm: “Lợi nhuận của doanh nghiệp sữa quá lớn. Họ đang móc túi người tiêu dùng, mà ở đây là trẻ em, người già Việt Nam- những đối tượng cần và uống nhiều sữa nhất. Chúng ta phải có thái độ nghiêm túc nhìn nhận lại thị trường này, phải trả lại công bằng cho người tiêu dùng!”.
Ông Vang bày tỏ, doanh nghiệp sữa hưởng lợi lớn cũng một phần do chúng ta chưa nằm rõ tác dụng của sữa tươi trong nước và sữa bột hoàn nguyên. Tất cả các loại sữa bột dù có bổ sung bất cứ khoáng chất gì cũng không thể tốt bằng sữa tươi bởi, khi bị làm khô, tiệt trùng, lượng đạm, chất béo giảm đi đáng kể.
Ông Nguyễn Tuấn Khải, Tổng Giám đốc Cty Cổ phần Sữa Quốc tế, cho biết, kinh doanh sữa bột rủi ro cũng lớn, cứ 10 lô hàng nhập về có khi bị hai đến ba lô kém chất lượng, không thể đưa vào sản xuất sữa nước được. Nhưng vì chênh lệch giá quá lớn nên nhiều doanh nghiệp vẫn đổ xô vào làm.
Do vậy, việc cần kíp hiện nay là phải tăng thuế nhập khẩu và có những hàng rào kỹ thuật khả dĩ để bảo vệ sữa tươi của nông dân trong nước. Ông Nguyễn Đăng Vang đề xuất, phải áp dụng ngay việc kiểm soát bằng quota nhập khẩu sữa, theo hướng doanh nghiệp phải mua một lượng sữa tươi trong nước nhất định mới được nhập sữa bột.
Theo PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, sữa là mặt hàng kinh doanh có điều kiện rất nghiêm ngặt nên nhà sản xuất phải công bố các chỉ tiêu trên sản phẩm và chịu trách nhiệm trước sự công bố của mình. Tuy nhiên, do khâu giám sát của chúng ta vẫn còn một số bất cập nên xảy ra tình trạng sữa kém chất lượng, hoặc không đúng chỉ tiêu chất lượng như công bố ra thị trường. Cũng theo PGS-TS Nguyễn Đăng Vang, không thể tồn tại sữa nguyên kem nào dưới 10 phần trăm độ đạm. Ngay cả bột sắn củ mì, lượng đạm cũng tới hai - ba phần trăm, gạo cũng tám phần trăm, ngô chín phần trăm, bột mỳ 11 phần trăm... Do đó, sữa nguyên kem bị phát hiện có độ đạm thấp dưới 10 phần trăm là sữa giả. |