Sản lượng từ các nước thành viên ANRPC, chiếm khoảng 92% tổng sản lượng cao su toàn cầu, có thể tăng 3,4%, lên mức 2,77 triệu tấn trong quý 3, so với mức tăng trưởng 12,1% trong cùng kỳ năm 2010. Tăng trưởng cung trong quý 1 và quý 2/2011 đạt lần lượt 10,5% và 3,5% so với cùng kỳ năm 2010.
Theo báo cáo mới nhất của ANRPC, tăng trưởng nguồn cung chậm và giá dầu cao có thể giúp giá cao su tự nhiên tiếp tục duy trì ở mức cao. Thâm hụt cung có thể tiếp tục diễn ra cho tới năm 2018 do lợi nhuận từ sản xuất cao su tự nhiên giảm.
Nguồn cung hạn chế có thể giúp giá cao su tương lai trên thị trường Tokyo tăng cao hơn mức 46% của năm 2010 và làm tăng chi phí của các nhà sản xuất lốp xe như Bridgestone Corp., Michelin & Cie. và Goodyear Tire & Rubber Co., ba nhà sản xuất lốp xe lơn snhaats thế giới. Theo báo cáo của RMCA Commodities Asia Pte., chỉ số dự trữ/tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu tụt giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử du nhu cầu tăng nhanh làm giảm dự trữ tại Trung Quốc.
Thâm hụt cung cao su tự nhiên có thể đạt 200 – 300 ngàn tấn trong năm 2011 và thậm chí đến năm 2020 có thể tăng lên mức 1 triệu tấn. Năm 2010, thế giới sử dụng khoảng 10 triệu tấn cao su.
Lũ lụt tại Thái Lan
Trên Sàn giao dịch hàng hoá Tokyo, giá cao su giao tháng 1 giảm 1,1%, xuống mức 391,5 Yên/kg (5.032 USD/tấn). Giá cao su tương lai trên thị trường này đã đạt mức giá kỷ lục 535,7 Yên/kg vào tháng 2/2011 do nhu cầu thế giới tăng nhanh theo nhu cầu của Trung Quốc, vượt xa sản lượng cung và mưa, lũ lụt làm ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng cao su tại Thái Lan và Indonesia, hai nhà sản xuất – xuất khẩu cao su lớn nhất thế giới.
Trong quý 3, sản lượng cao su tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia có thể tăng lên; trong khi đó, nguồn cung từ Việt Nam có thể giảm 9,4% do nông dân tạm dừng cạo mủ do tình trạng rụng lá ngày càng diễn biến nghiêm trọng.
Theo ANRPC, tổng sản lượng cao su tự nhiên dự đoán tăng 4,9%, lên mức 9,96 triệu tấn trong năm 2011. Sản lượng có thể tăng lên mức 10,3 triệu tấn trong năm 2012 và 13,4% trong năm 2018.
Kim ngạch nhập khẩu cao su của Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia được dự đoán giảm trong quý 3. Ba nước này chiếm 48% tổng cầu cao su tự nhiên của thế giới.
Trung Quốc, nhà nhập khẩu lớn nhất thế giới, có thể nhập khẩu 695 ngàn tấn, bao gồm cả cao su tổng hợp, trong quý 3/2011, giảm 5,4% so với cùng kỳ năm 2010. Kim ngạch nhập khẩu cao su của Ấn Độ có thể lao dốc giảm 32% trong quý 3. Trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu của Malaysia có thể giảm 6,3% trong quý 3 so với cùng kỳ năm 2010.
Kim Dung AGROINFO
Theo Bloomberg