Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Sản lượng cà phê Ấn Độ giảm 8%
14 | 10 | 2016
Theo ước tính thực hiện sau giai đoạn ra hoa, sản lượng cà phê của Ấn Độ niên vụ 2016/17 sẽ đạt khoảng 320.000 tấn, giảm khoảng 8% so với sản lượng 348.000 tấn trong niên vụ 2015/16.

Ngành cà phê Ấn Độ đang lo ngại do sự sụt giảm của sản lượng cà phê Arabica, loại cà phê mang lại giá cao hơn cho nông dân. Sụt giảm sản xuất cà phê Arabica chu ryếu do mưa không đều tại Karnataka, khu vực chiếm khoảng 70% sản lượng cà phê của nước này. Bang này dự đoán sản lượng cà phê niên vụ 2016/17 đạt 229.000 tấn, giảm từ mức 251.000 tấn niên vụ 2015/16.

Trước thềm hội thảo cà phê UPASI-KPA tổ chức vào ngày 14-15/10, ông Baba P S Bedi, chủ tịch Hiệp hội những người trồng cà phê Karnataka (KPA) cho biết thời tiết nóng và ẩm với nhiệt độ cao tới tận tháng 4 và sụt giảm nguồn nước đã dẫn tới thiếu nước cho sản xuất Robusta.

Sản xuất Arabica, loại cà phê mang lại lợi nhuận cao hơn, cũng giảm liên tục. Trong niên vụ 2015/16, sản xuất Arabica ước đạt 103.500 tấn, và được dự báo giảm xuống còn 100.000 tấn trong niên vụ 2016/17. Tại Karnataka, sản xuất Arabica ước đạt 74.485 tấn trong niên vụ 2016/17, so với mức sản lượng 78.650 trong niên vụ trước.

Theo ông D Vinod Sivappa, chủ tịch liên đoàn những người trồng cà phê miền Nam Ấn Độ, vật hại và dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng và thiếu lao động cũng là những vấn đề của ngành cà phê Ấn Độ. Hiệp hội đã yêu cầu CCRI nhập khẩu các giống Arabica có khả năng chống bệnh gỉ sắt và năng suất cao hơn. Họ cũng yêu cầu Hội đồng cà phê có nguồn quỹ để nghiên cứu về vấn đề này. Ông cho rằng thế mạnh chính của Ấn Độ là sản xuất Arabica, loại cà phê có nhu cầu tốt trên toàn cầu, đặc biệt là tại châu Âu. Ấn Độ chiếm khoảng 3,5% thị phần cà phê toàn cầu và khoảng 50% nguồn cung là Arabica.

1 thập kỷ trước đây, Arabica chiếm khoảng 60 – 70% sản lượng. Lợi nhuận từ Arabica đạt khoảng 200.000 Rupee/tấn, so với 125.000 Rupee/tấn đối với cà phê Robusta, khiến Arabica trở nên hấp dẫn hơn đối với những người trồng cà phê. Tuy nhiên, chi phí đầu tư cao, chi phí phân bón và đầu vào sản xuất cũng tăng, nguồn nước và năng lượng cạn kiệt, cùng với biến đổi khí hậu đã khiến sản xuất Arabica tại nước này giảm dần.

Theo Business Standard



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường