Dự thảo sửa đổi một nghị định phản đối sản xuất cà phê Robusta đã được đưa thành luật vào năm 1988 nhằm thúc đẩy sản xuất cà phê Arabica, nhận được sự ủng hộ từ hơn một nửa Hội đồng, nhưng không đạt tỷ lệ 2/3 đa số cần thiết để được phê chuẩn, theo ông Jose Manuel Hernandez, người đứng đầu Văn phòng những người rang xay cà phê Costa Rica và Ricardo Seevers, cựu chủ tịch cơ quan giao dịch cà phê lớn nhất Costa Rica – Viện cà phê (ICAFE) cho biết.
Cuộc bỏ phiếu cho thấy sự quan tâm của Costa Rica, nước sản xuất cà phê lớn thứ 14 thế giới, về việc quay trở lại sản xuất loại cà phê đắng hơn, hàm lượng caffeine nhiều hơn, có thể làm giảm nhu cầu nhập khẩu cà phê Robusta cho tiêu dùng nội địa.
Hội đồng của ICAFE, bao gồm các đại diện ngành, được đề nghị bãi bỏ lệnh cấm do thực tế thị trường và khí hậu không còn như 3 thập kỷ trước.
Tuy nhiên, các ý kiến phản đối biện pháp trên cho rằng cà phê Robusta sẽ làm giảm uy tín của Costa Rica, hiện đang được biết đến là nhà sản xuất cà phê Arabica chất lượng cao.
Được phát hiện tại Ethiopia và hiện được trồng ở một loạt các nước châu Mỹ, châu Phi và châu Á, Arabica từ lâu đã áp đảo sản xuất và nhu cầu chiếm khoảng 60% sản lượng cao su toàn cầu. Với nhu cầu cà phê toàn cầu ngày càng tăng đối với cả hai loại cà phê chính Arabica và Robusta đang rất nhạy cảm với thời tiết và chịu rủi ro về dài hạn.
Theo Reuters