Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Ngành gỗ Indonesia tiếp tục dấn bước sâu vào thị trường châu Âu
28 | 11 | 2016
Indonesia vừa trở thành nước đầu tiên nhận miễn trừ khỏi hoạt động theo dõi để đảm bảo nguồn gỗ sử dụng trong các sản phẩm tuân thủ các quy định của EU, nhờ đó xuất khẩu gỗ và mang lại cú hích cho xuất khẩu sang các thị trường châu Âu.

Các nhà cung cấp Indonesia đã có lô hàng đầu tiên có các giấy phép từ cơ quan EU có thẩm quyền là Foreign Law Enforcement Governance and Trade (FLEGT), theo đó chứng nhận rằng sản phẩm gỗ này có nguồn gốc hợp pháp.

Đại sứ EU tại Indonesia Vincent Guerend cho biết các giấy phép này giúp làm rõ cách thức các sản phẩm gỗ được khai thác, dỡ bỏ các rào cản để gia nhập thị trường EU của Indonesia. Indonesia, nước sở hữu khu vực rừng nhiệt đới mưa lớn thứ 3 thế giới, đã từng có hoạt động khai thác gỗ trái phép rất phổ biến và các sản phẩm của nước này từng có uy tín rất xấu trên thị trường.

“Tôi nghĩ các sản phẩm gỗ Indonesia hiện sẽ có lợi thế cạnh tranh tại EU. Indonesia chiếm thị phần 10% xuất khẩu gỗ toàn cầu và EU nhập khẩu 30% kim ngạch xuất khẩu gỗ của Indonesia”, ông Guerend cho biết thêm, nhấn mạnh rằng thỏa thuận này có lợi cho cả hai bên.

Với chứng nhận mới này, doanh số các sản phẩm gỗ Indonesia có thể tăng tại các thị trường đích chủ chốt tại châu Âu, như Đức, Pháp và Anh. Các nhà xuất khẩu có thể hưởng lợi từ giảm thời gian thường lệ cho chứng nhận hợp pháp, nghĩa là giảm chi phí kinh doanh và vận chuyển sản phẩm tới khách hàng nhanh hơn.

Từ ngày 15 – 23/11, 23 trong 845 giấy phép FLEGT cho các sản phẩm gỗ đã được ban hành cho các nhà xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn. Xuất khẩu các sản phẩm này tới 24 nước châu Âu mang lại doanh thu 24,96 triệu USD, theo số liệu công bố chính thức. Chiếm 11,92 triệu USD, các tấm gỗ chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu xuát khẩu này, theo sau là đồ gỗ nội thất mang về 7,25 triệu USD, theo Bộ trưởng điều phối kinh tế Darmin Nasution cho biết.

Phát biểu tại Bộ Môi trường và Rừng, ông Darmin cho biết các sản phẩm gỗ Indonesia hiện có khả năng tiếp cận tốt hơn với thị trường châu Âu có tính cạnh tranh cao và khuyến khích các doanh nghiệp nắm lấy cơ hội. “Thành công của Indonesia trong phát triển một hệ thống chứng nhận rõ ràng cho tính hợp pháp của sản phẩm gỗ phải đóng vai trò như một kim chỉ nam theo hướng cải thiện khả năng cạnh tranh trên thị trường toàn cầu và cũng chứng minh cam kết của Indonesia trong đảm bảo tính bền vững của các nguồn lực tự nhiên”. Ông Darmin ám chỉ hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của sản phẩm gỗ quốc gia với cái tên SVLK, nhằm đáp ứng chứng nhận FLEGT.

Giá trị xuất khẩu các sản phẩm gô của Indonesia tăng lên 10,6 tỷ USD trong năm 2015 sau khi tiêu chuẩn SVLK được triển khai vào năm 2013. Hiện ngành lâm sản đóng góp 1% trong GDP của Indonesia.

Các rào cản thương mại hiện tại cho xuất khẩu gỗ của Indonesia đã được dỡ bỏ tại châu Âu, các thách thức mới nổi lên cho các nhà xuất khẩu Indonesia chính là đáp ứng thị hiếu và các tiêu chuẩn sản phẩm của châu Âu.

“Cải tiến trong lĩnh vực thiết kế, như tìm ra cách sản xuất đồ nội thất bền hơn, sẽ trở thành những yếu tố quan trọng. Điều này cần phải chú ý cùng với giám sát các hoạt động xuất khẩu phi pháp đã kìm hãm ngành gỗ trong một thời gian dài”, theo nhà kinh tế học Latif Adam thuộc Viện Khoa học Indonesia (LIPI) nhận định.

Trước đó, chủ tịch Hiệp hội các nghề gỗ và nhà máy gỗ Indonesia (ISWA) Soewarni giải thích rằng với giấy phép FLEGT, các nhà xuất khẩu gỗ Indonesia sẽ tự tin hơn trong xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.

Việt Nam và Ghana có thể nối bước Indonesia trong việc tìm cách có chứng nhận FLEGT trong tương lai gần.

Theo Jakarta Post



Gappingworld
Báo cáo phân tích thị trường