Nông dân không có quyền lực chi phối giá trên thị trường và hoàn toàn trông chờ vào vận may diễn biến giá. Các chu kỳ vỡ bong bóng đẩy giá giảm sâu là vòng xoáy khiến nông dân khó thoát ra khỏi đói nghèo. Tình trạng đặc biệt phổ biến với hàng triệu hộ nông dân sản xuất quy mô nhỏ, vốn không có lợi thế kinh tế teo quy mô (dưới 3ha), năng lực tăng năng suất yếu và sử dụng các hệ thống sản xuất mang tính lạm dụng nguồn lực.
Nông dân trồng cao su quy mô nhỏ tại hầu hết các nước sản xuất cao su lớn trong giai đoạn giá giảm thấp đã phải áp dụng nhiều biện pháp cực đoan để vượt qua giai đoạn khó khăn. Các biện pháp này bao gồm tối đa hóa năng suất thông qua kéo dài thời gian cạo mủ trong ngày, tăng cường hoạt đọng cạo mủ, hy sinh lợi ích năng suất dài hạn mà không có các biện pháp chăm sóc thích hợp và làm ngắn lại tuổi thọ của cây. Để đối phó với tình hình giá thấp, nông dân cũng thường đồng loạt bỏ cạo mủ và tìm các công việc tạm thời, đốn hạ cây cao su và chuyển sang các cây trồng khác và tái canh sớm, chấp nhận chịu lỗ chăm sóc những cây mới trong vài năm đầu.
Các biện pháp cực đoan này của các hộ trồng cao su quy mô nhỏ không mang lại giải pháp dài hạn cho họ. Một số trong những biện pháp này có thể giúp giảm gánh nặng kinh tế trong ngắn hạn, một số biện pháp hác không mang lai bất cứ giải pháp tình thế nào cho các khó khăn tài chính của họ.
Nông dân quy mô nhỏ chiếm 90% tổng sản lượng cao su tại Malaysia. Nước này có khoảng 350.000 hộ sản xuất cao su quy mô nhỏ, với gần 1 triệu người có sinh kế dựa vào cây cao su. Với quy mô này, nông dân trồng cao su nhỏ tại Malaysia có thể tổ chức thành các nhóm chính trị – xã hội có tiếng nói và không thể bị chính phủ lờ đi.
Ngoài ra, cao su tự nhiên cũng là một trong những nguồn nguyên liệu thô quan trọng cho một số ngành chế biến hạ nguồn, mang lại nguồn thu lớn cho kinh tế Malaysia. Khi giá cao su lớn, chính phủ Malaysia cũng phản ứng bằng cách áp dụng một số biện pháp ngắn hạn để giảm nhẹ gánh nặng kinh tế cho nông dân sản xuất nhỏ. Một trong những biện pháp thường sử nhất là thu mua cao su từ các hộ sản xuất nhỏ với giá cao thông qua các nhà kho thuộc sở hữu chính phủ và bảo quản trong kho, chờ giá lên. Tuy nhiên, biện pháp này đã liên tục cho thấy tính không hiệu quả, đồng thời có tác động rất nhỏ lên giá cao su.
Trong nhiều trường hợp, chính phủ cũng cung cấp các khoản trợ cấp trực tiếp cho các nông dân sản xuất nhỏ thông qua nhiều tổ chức dưới hình thức trợ cấp nếu giá giảm xuống dưới một ngưỡng nhất định. Đây có thể là giải pháp tốt nhất hiện có trong ngắn hạn nhưng lại không phải là giải pháp bền vững về dài hạn. Giải pháp này phụ thuộc quá nhiều vào khả năng chi trả của chính phủ.
Cao su có đặc tính độc nhất trong số nhiều cây trồng nông nghiệp tại Malaysia là có nhiều viện nghiên cứu cao su, chuyên nghiên cứu và phát triển cho một ngành hàng nông sản. Các viện nghiên cứu này, trong nhiều thập kỷ qua, đã và đang có hàng trăm nhà nghiên cứu có chất lượng cao về mọi khía cạnh của sản xuất, trong đó các công nghệ có thể mang lại giải pháp dài hạn cho nông dân.
Một trong những công nghệ đáng chú ý là hệ thống RRIMFLOW được phát triển bởi Viện Nghiên cứu Cao su Malaysia và đã được thương mại hóa, ứng dụng trên diện rộng trong ngành cao su. Công nghệ này là một phương pháp cải tiến khai thác cao su, tập trung vào cạo mủ cao su từ các vết cắt ngắn (dưới 10cm) mỗi lần trong 3 – 4 ngày cộng với kích thích thông khí mỗi lần trong 10 ngày. Năng suất khai thác theo phương pháp này cao gấp 2 – 3 lần so với phương pháp khai thác thông thường.
Khai thác mủ từ các vết cắt rất nhỏ yêu cầu kỹ thuật tối thiểu trong khai thác, giảm sử dụng lao động trong cạo mủ, đặc biệt thích hợp cho các nông dân quy mô nhỏ, tuổi cao. Cây cao su bị khai thác với tần suất ít hơn nhưng không làm giảm năng suất và thu nhập, qua đó giúp nông dân tham gia vào các hoạt động kinh tế khác để bổ sung thu nhập.
Hơn nữa, sự kết hợp của vết cắt ngắn và tần suất khai thác giảm, tuổi thọ kinh tế của cây cao su sẽ tăng lên đáng kể. Kỹ thuật thông khí rất thân thiện với người lao động và không sử dụng quá nhiều lao động, đặc biệt thích hợp với ngân sách của nông dân sản xuất nhỏ. Phương pháp cải tiến này chỉ yêu cầu một khoản đầu tư nhỏ để mua trang thiết bị và có thể bù đắp chi phí chỉ sau 3 – 4 lần cạo mủ, tương đương chưa đầy 1 tháng.
Một nhóm nông dân quy mô nhỏ tại Baling, Kedah đã sử dụng hệ thống RRIMFLOW để khai thác mủ cao su trong 8 – 10 năm qua. Dữ liệu từ nhóm nông dân này, có từ 125 – 286 cây được cạo mủ theo phương pháp RRIMFLOW, đã có tác động tích cực lên thu nhập, đặc biệt là trong giai đoạn giá mủ cao su thấp, rất ấn tượng.
Một nông dân có 286 cây khai thác vườn cao su theo phương pháp RF thu hoạch mủ khô từ 126 – 245kg/tháng, thu nhập đạt 1.200 Ringgits/tháng. Hoạt động khai thác chỉ diễn ra 4 lần/tháng khi giá cao su dao động từ 2,31 – 2,75 Ringgits/kg cho mủ khối 50% DRC trong giai đoạn từ tháng 8 – 11/2016.
Công nghệ này được đón nhận rất tích cực từ cả phía chính phủ lẫn nông dân sản xuất cao su quy mô nhỏ tại Malaysia.
Theo The Star (gappingworld.com)