Bày tỏ lo ngại về dữ liệu sản xuất do Hội đồng Cao su công bố trong nửa đầu năm tài khóa 2017-18, ông Satish Sharma, Chairman, chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất lốp xe ô tô (ATMA), cho biết mức thâm hụt cao su tự nhiên năm 2016 là 40%. Mức thâm hụt này trong nửa đầu năm tài khóa hiện tại vẫn không cải thiện.
Ngành sản xuất lốp xe tiêu thụ khoảng 65 – 70% sản lượng cao su tự nhiên của nước này. Năm 2017-18, Hội đồng Cao su Ấn Độ dự báo sản lượng cao su tự nhiên đạt 800.000 tấn, tăng 16% so với mức 690.000 tấn trong niên vụ trước. Tuy nhiên, trong nửa đầu năm tài khóa 2017-18, sản lượng cao tự nhiên chỉ đạt 320.000 tấn, tăng 5% so với cùng kỳ năm tài khóa trước.
Để đạt mục tiêu sản xuất 800.000 tấn, sản xuất cần tăng trưởng đến 24% trong nửa cuối năm tài khóa hiện tại so với cùng kỳ năm ngoái, theo ATMA.
Ngành lốp xe đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nguồn cung cao su tự nhiên ngay cả trong thời gian cao điểm thu hoạch sắp tới. Đồng thời, giá cao su nội địa cũng đang cao hơn giá cao su nhập khẩu. Ngành lốp xe Ấn Độ đối mặt với nguy cơ gián đoạn sản xuất nghiêm trọng. Theo ATMA, nhập khẩu cao su tự nhiên tại Ấn Độ chịu mức thuế 25%, cao nhât trên thế giới, làm tăng đáng kể chi phí sản xuất nhưng các nhà sản xuất lốp xe không có lựa chọn nào khác ngoài nhập khẩu.
Ngành sản xuất lốp xe Ấn Độ đang vận động nhập khẩu theo cơ chế hạn ngạch thuế (TRQ) để giải quyết vấn đề thâm hụt sản xuất – tiêu dùng. ATMA cũng yêu cầu dỡ bỏ hạn chế nhập khẩu cao su tự nhiên chỉ qua Chennai và JNPT, làm tăng chi phí và chậm trễ hoạt động sản xuất.
ATMA yêu cầu điều chỉnh cấu trúc thuế từ mức 25% hiện nay xuống còn khoảng 0 – 8,6%.
Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)