Các thách thức của ngành nuôi trồng thủy sản Trung Quốc
Ngành nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc đang nỗ lực tối thiểu hóa tác động của các dịch bệnh này bằng cách mở rộng áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và thúc đẩy các thực hành nuôi trồng thủy sản tốt hơn. Các chuyên gia nuôi trồng thủy sản ngành tôm Trung Quốc đang tiến hành nghiên cứu về công nghệ gene/giống và thúc đẩy các biện pháp nuôi tốt liên quan đến mật độ nuôi, chế độ ăn và phòng ngừa dịch bệnh, sử dụng thuốc để giải quyết dịch bệnh “tôm không lớn”. Tháng 8/2016, “Liên minh Đổi mới Ngành cá rô phi Quốc gia” được thành lập với mục tiêu phát triển một công nghệ mới nhằm nâng cấp hoạt động nuôi và chế biến cá rô phi tại Trung Quốc. Ngoài ra, nhiều trang trại nuôi đã giảm mật độ nuôi để duy trì chất lượng nước và giảm rủi ro nhiễm bệnh. Các nhà sản xuát đang thắt chặt kiểm soát chất lượng thức ăn và con giống. Chính phủ Trung Quốc và ngành nuôi trồng thủy sản đã tăng cường nghiên cứu các loài mới, có khả năng chống chịu tốt hơn với áp lực và dịch bệnh, họ cũng phát triển công thức thức ăn chuyên biệt cho cá rô phi, phù hợp với các giai đoạn sinh trưởng và môi trường khác nhau.
MOA thông báo cơ quan này sẽ tiếp tục hỗ trợ “Chương trình mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản khỏe mạnh” triển khai từ năm 2017 với hơn 500 trang trại nuôi trồng thủy sản tham gia vào chương trình. Các trang trại này được yêu cầu đáp ứng các tiêu chuẩn của MOA và là đối tượng kiểm tra định kỳ nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất và mở rộng là bền vững.
Hoạt động marketing cho cá rô phi tại cả thị trường nội địa và quốc tế đang ngày càng gặp nhiều khó khăn do nguồn cung các loại cá có giá cả cạnh tranh hơn như cá tra từ ViệtNam. Nhiều nhà hàng Trung Quốc sử dụng cá tra phile nhập khẩu do giá cả. Tôm nhập khẩu cũng đang chiếm thị phần ngày càng lớn hơn trên thị trường nội địa.
Ngành chế biến thủy sản
Dữ liệu của MOA cho thấy trong năm 2016, tổng số lượng cơ sở chế biến thủy sản tại Trung Quốc là 9.694, giảm từ mứ 9.892 trong năm 2015. Khuynh hướng này phản ánh quá trình tái cấu trúc và hợp nhất trong ngành chế biến thủy sản. Các thông tin nội ngành cho rằng Trung Quốc vẫn là trung tâm chế biến lớn nhất thế giới cho cá thu, cá hồi, cá tuyết và cá trích.
Các cơ sở chế biến thủy sản được đặt tại hoặc gần với các khu vực sản xuất thủy sản lớn. Chế biến thủy sản tập trung tại cá tỉnh ven biển Sơn Đông, Phúc Kiến, Liêu Ninh và Chiết Giang, với tổng sản lượng chế biến 15,09 triệu tấn, chiếm 70% tổng sản lượng cả nước. Năm 2016, tỉnh Sơn Đông tiếp tục là tỉnh chế biến thủy sản lớn nhất, với sản lượng chế biến 6,98 triệu tấn. Tỉnh Phúc Kiến đứng thứ hai với tổng sản lượng chế biến 3,11 triệu tấn. Các tỉnh này không chỉ là các nhà sản xuất thủy sản lớn mà còn có cảng và hệ thống kho bảo quản lạnh. Điểm quan trọng cần nhấn mạnh là nhiều doanh nghiệp nước ngoài có các nhà máy chế biến tại các tỉnh này.
Năm 2016, tổng sản lượng sản phẩm thủy sản chế biến tăng lên 21,65 triệu tấn. Trong đó, 14,05 triệu tấn là các sản phẩm đông lạnh hoặc chỉ được sơ chế. Các sản phẩm thủy sản biển được chế biến thứ cấp chiếm 82% tổng sản lượng thủy sản. Một tỷ trọng nhỏ các sản phẩm thủy sản nước ngọt trong cơ cấu sản phẩm chế biến phản ánh sự ưa chuộng các sản phẩm tươi sống của người tiêu dùng Trung Quốc. Tuy nhiên, sản lượng thủy sản chế biến được dự báo sẽ tiếp tục tăng trong năm 2017 và tương lai. Nhu cầu nội địa đối với các sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh tiếp tục tăng, với ngày càng nhiều các sản phẩm chế biến đông lạnh và đông lạnh được vận chuyển vào các tỉnh nằm sâu trong lục địa.
Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu được chế biến và tái xuất được miễn trừ thuế xuất nhập khẩu và thuế GTGT (VAT). Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu được chế biến và tiêu thụ trên thị trường Trung Quốc có mức thuế thông thường dao động từ 10 – 17% (trong những năm gần đây mức thuế áp dụng giảm xuống còn 2 – 5%) và thuế VAT 13%. Các động cơ tài chính của Trung Quốc theo hướng thúc dẩy tái xuất được cho là liên quan đến vai trò của ngành chế biến trong tạo ra công ăn việc làm mới và sản xuất các nguyên liệu TACN thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của nước này. Tuy nhiên, ngành gia công chế biến thủy sản đang ngày càng đối diện với nhiều thách thức do tăng chi phí lao động và môi trường.
Để đảm bảo chất lượng các sản phẩm thủy sản cho xuất khẩu, MOA và AQSIQ triển khai một cơ chế cấp phép khắt khe hơn đối vứi tất cả các trang trại sản xuất và các cơ sở chế biến định hướng xuất khẩu. MOA và AQSIQ tiến hành kiểm tra thực địa thường xuyên; các sản phẩm thủy sản xuất khẩu là đối tượng kiểm tra bắt buộc và phải đạt được các chứng nhận kiểm tra của AQSIQ.
Theo FAS USDA (gappingworld.com)