Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Tin vắn ngành chăn nuôi, thủy sản ngày 29/6
29 | 06 | 2018
Dư cung và khủng hoảng giá tạo ra những thay đổi trong ngành chăn nuôi lợn Việt Nam. Xuất khẩu tôm GTGT cao của Ấn Độ dự báo tăng. Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu TACN từ các nước châu Á.

Dư cung và khủng hoảng giá tạo ra những thay đổi trong ngành chăn nuôi lợn Việt Nam

Đối mặt với tình trạng dư cung và khủng hoảng giá bắt đầu từ cuối năm 2016, ngành chăn nuôi lợn Việt Nam đang trải qua những thay đổi lớn. Mặc dù vẫn chiếm đa số trong ngành chăn nuôi lợn nhưng số lượng hộ chăn nuôi nhỏ đã giảm mạnh. Trong khi đó, các công ty lớn hơn đang tăng đầu tư vào chăn nuôi lợn nhưng buộc phải xem xét lại các ưu tiên để duy trì hoạt động kinh doanh sinh lời.

Xuất khẩu tôm GTGT cao của Ấn Độ dự báo tăng

Từ khi Ấn Độ bắt đầu xuất khẩu tôm GTGT cao từ đầu năm 2010, cơ quan xếp hạng ICRA cho biết kim ngạch xuất khẩu tôm GTGT tăng trưởng hàng năm 81%/năm từ 2.229 tấn năm 2013 lên 23.973 tấn năm 2017. Trong 4 tháng đầu năm 2018, giá trị xuất khẩu tôm GTGT của Ấn Độ sang Mỹ tăng 16,5%, theo ICRA cho hay. Trong tương lai gần, với các nhà máy chế biến tôm GTGT đang xây dựng ngày càng tăng, ICRA dự báo tỷ trọng xuất khẩu tôm GTGT Ấn Độ sẽ tiếp tục tăng.

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu TACN từ các nước châu Á

Trung Quốc thông báo sẽ dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu TACN từ 5 nước châu Á, do Trung Quốc đang tìm kiếm các nguồn cung thay thế khi cuộc chiến thương mại với Mỹ ngày càng căng thẳng. Bộ Tài chính Trung Quốc cho biết Trung Quốc sẽ giảm thuế đối với đậu tương, bột đậu tương, hạt cải và bột cá từ Bangladesh, Ấn Độ, Lào, Hàn Quốc, và Sri Lanka từ 1/7. Thuế đối với đậu tương hiện sẽ là 3%, hạt cải 9%, bột đậu tương 5%, và bột cá 2%. Mặc dù chính phủ đã có kế hoạch giảm thuế từ tháng 3 vừa qua, động thái giảm thuế này cho thấy Trung Quốc đang tiến hành các bước giảm phụ thuộc vào nguồn đậu tương Mỹ khi căng thẳng thương mại leo thang. Đậu tương là hàng hóa nông sản lớn nhất của Trung Quốc nhập khẩu từ Mỹ tính theo giá trị.

Theo Asian Agribiz (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường