Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Trợ cấp nông nghiệp của Ấn Độ: Nông dân gặp phúc hay họa?
28 | 07 | 2018
Nông dân Ấn Độ nên là những người nông dân hạnh phúc nhất thế giới. Trong nhiều thập kỷ, các chính phủ Ấn Độ đồng lòng mang lại cho nông dân chính sách miễn trừ thuế phổ cập; các khoản trợ cấp phân bón, hạt giống, nhiên liệu và nước thủy lợi; thuế cao để ngăn chặn nhập khẩu thực phẩm; và hỗ trợ giá cho hơn 20 cây trồng. Càng ngày, chính phủ Ấn Độ càng hào phóng cho nông dân. Từ năm 2014, không dưới 8 bang xóa toàn bộ tổng nợ 25 tỷ USD cho nông dân.

Narendra Modi, thủ tướng đương nhiệm đang chuẩn bị cho các cuộc bầu cử phổ thông, hứa thu nhập nông nghiệp sẽ tăng gấp đôi đến năm 2022. Trợ cấp giá cho hàng loạt nông sản thu hoạch sắp tới tăng mạnh, ông cam kết chính phủ sẽ trả giá nông sản cho nông dân cao hơn 150% chi phí sản xuất của họ, đảm bảo một khoảng lợi nhuận béo bở.

Làm thế nào mà trong bối cảnh đó, các chuyên gia lại luôn nói về cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và ngày càng khủng khiếp trong ngành nông nghiệp, về nỗi tức giận ngày càng chồng chất ở nông thôn và nông dân đang biểu tình khắp nơi ngày càng mạnh mẽ? Năm ngoái, nông dân từ Tamil Nadu đã đi một quãng đường dài để đến biểu tình gần tòa nhà quốc hội tại thủ đô New Delhi. Để bày tỏ sự tuyệt vọng của mình, một số khác đã lột quần áo, một số khác giơ cao hộp sọ và xương của những người họ nói rằng đã tự tử vì nợ nần.

Đáng buồn là 90 triệu hộ gia đình Ấn Độ phụ thuộc vào nông nghiệp làm sinh kế chính, bức tranh đau thương và chắc chắn không phải màu hồng này thực hơn bất cứ báo cáo nào. Bất chấp năng suất tăng đưa Ấn Độ trở thành nước sản xuất sữa, các loại đậu, bông, đay, chuối và xoài; vị trí thứ hai về cả lúa gạo và lúa mỳ, nông nghiệp vẫn là ngành chịu rủi ro cao tới mức nguy hiểm và mang lại lựoi nhuận thấp đến đau đớn. Thu nhập trung bình từ nông nghiệp chỉ bằng chưa đến 1/3 thu nhập phi nông nghiệp, Mặc dù gần một nửa dân số Ấn Độ vẫn còn nai lưng trên đồng ruộng, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nước này đang teo dần.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Từ cải cách đất nổ ra tại các bang lớn vào những năm 1950s, các luật thừa kế đất khiến quy mô sản xuất nông nghiệp ngày càng nhỏ lại. Từ thập niên 1960s, quy mô đất trung bình giảm từ 2,6ha xuống còn 1,1ha. Ngoài ra, phụ thuộc nặng nề vào mùa mưa vốn biến động khó lường khiến năng suất nông nghiệp của Ấn Độ khó dự báo.

Nguyên nhân thứ ba, đã quá quen thuộc, là giá nông sản mà nông dân bán được ở mức quá thấp. Những kỳ vọng lớn lao rằng thông tin nhhanh chóng hơn nhờ sự phổ biến của điện thoại di động sẽ giúp nông dân đưa ra quyết định tốt hơn về sản xuất cái gì, nhưng tình trạng phổ biến là quá nhiều nông dân đánh cược vào cùng một loại nông sản. Năm 2017, chính phủ bang Telangân khuyến nghị rằng nông dân trồng ớt do giá ớt lúc đó đang cao nhưng bởi quá nhiều người có cùng quyết định nên cuối cùng thị trường ớt sụp đổ.

Ngoài ra, phần lớn hỗ trợ từ phía chính phủ lại khong mấy thành công. Ví dụ, miễn thuế chẳng phải là khích lệ gì hơn một sự phản ánh thực tế là gần như toàn bộ nông dân đều có thu nhập thấp hơn thu nhập tối thiểu bị đánh thuế. Thuế bán đất, ngược lại, ở mức quá cao, là một lý do khiến Ấn Độ thất bại trong tập trung ruộng đất. Trợ cấp dẫn đến lạ dụng phân bón, dẫn đến suy thoái đất và ô nhiễm nguồn nước.

Các khoản vay và bảo hiểm nông nghiệp đều có xu hướng chảy vào nhóm giàu hơn, những nông dân biết đọc biết viết hơn, đẩy nhóm còn lại vào tình trạng trông chờ sự ban ơn của những tổ chức cho vay. Các khảo sát cho thấy tại phần lớn Ấn Độ, chỉ một bộ phận nhỏ nông dân ý thức về sự tồn tại của bảo hiểm nông nghiệp. Phần lớn các khoản cho vay nông nghiệp đều ngắn hạn, cho thấy chủ yếu được sử dụng vào việc chi tiêu hộ gia đình trước vụ thu hoạch hơn là đầu tư vào sản xuất. Đối với những người được xóa nợ, dân làng tại Puntamba thuộc bang Maharashtra cho biết 8 tháng sau khi họ nộp tất cả các giấy tờ liên quan, họ vẫn đang chờ thông báo từ ngân hàng. Không cần phải nói, sự hào phóng như vậy không phải là một hệ thống lý tưởng cho động lực sản xuất.

Giá tối thiểu cũng mang lại vài câu chuyện đáng kể. Trên giấy tờ, chính sách này bao phủ hàng loạt nông sản, thực tế chính phủ chỉ có thể đóng vai trò người cứu rỗi cuối cùng đối với một số ít trong đó và chỉ ở một số khu vực hạn hẹp. Các kho dự trữ của nước này đã quá lớn và thiếu năng lực quản trị để có thể tiếp nhận thêm. Balasaheb Chouhan, một nông dân sản xuất nhỏ tại Puntamba, cho biết thủ tục yêu cầu quá khủng khiếp và thường phải chờ nhiều tuần trời để có thể đưa được nông sản vào kho, sau đó là nhiều tuần chờ đợi để được thanh toán. Phần lớn nông dân đều muốn bán với giá thấp hơn cho thương nhân tư nhân, nhưng được trả tiền ngay.

Trợ giá cũng khuyến khích việc sản xuất chỉ một số ít nông sản mà nhà nước thực sự mua. Lúa gạo, lúa mỳ và mía đường là những cây trồng thâm dụng nước, càng khiến vấn đề của một quốc gia luôn phải chật vật giải quyết vấn đề nước thêm trầm trọng. Hệ quả là mực nước ngầm tại Punjab, một bang chiếm tỷ trọng quá mức trong ngân sách trợ cấp, đã giảm khoảng 1m/năm. Một thực tế không mấy dễ chịu là mặc dù chính phủ đã bịa đặt các công thức tính toán chi tiết để đưa ra các mức giá trợ cấp lớn, theo nghiên cứu gần đây của OECD chỉ ra, một đặc quyền chủ yếu ở các nước giàu, nhưng trong 2 thập kỷ qua, những mức giá trợ cấp tại Ấn Độ gần như luôn luôn thấp hơn các mức giá quốc tế.

Nói cách khác, trong khi chính phủ Ấn Độ tiêu hoang ngân sách vào các khoản trợ cấp cho nông dân, họ cũng ngăn chặn nguồn thu thông qua cản trợ xuất khẩu, cấm xuất khẩu một số nông sản cũng như thất bại trong đầu tư vào cơ sở hạ tầng cần thiết và năng lực quản trị. Ví dụ các quy định áp dụng với bò sữa, có thể lạm một phần lớn xuất khẩu bò. Áp dụng cùng công thức đưcọ tính toán cho mức hỗ trợ nông dân của các nước trong 22 nước OECD, các nhà nghiên cứu phát hiện ra, mặc dù Ấn Độ chi khoảng 30 tỷ USD hàng năm vào trợ cấp trực tiếp cho nông nghiệp, chính phủ nước này cũng bòn rút được của nông dân 40 tỷ USD thông qua chênh lệch giá nội địa và quốc tế của các nông sản này. Các chính phủ OECD chi trung bình 18% thu nhập nông nghiệp để hỗ trợ các nhà sản xuất. Mức này ở Ấn Độ là 6%. Và trong khi các nước OECD chỉ lấy đi của người tiêu dùng 8% thu nhập nông nghiệp bằng cách tăng giả tạo giá thực phẩm, nông dân lại trả cho người tiêu dùng tới tương đương 25% thu nhập nông nghiệp, không chỉ bởi gây áp lực lên giá nông sản mà còn thông qua phân bổ rất nhiều thực phẩm được trợ giá.

Dù vậy, không phải mọi việc chính phủ làm đều gây họa cho nông dân. Chính phủ của ông Modi đã tăng cường đầu tư vào đường sá và điện nông thôn, sẽ giúp bảo quản thêm nông sản và đưa nông sản tới thị trường. Đồng thời, chính phủ ông Modi cũng thúc đẩy Aadhaar, một chính sách tập trung vào bản sắc dân tộc, giúp nông dân dễ dàng tiếp cận các lợi ích mà chính phủ mang lại tốt hơn. Một số chính quyền bang cũng đang phản hồi có trách nhiệm hơn trước các nhu cầu của nông dân. Ví dụ, Telangana đang triển khai cơ chế trợ cấp tiền mặt trực tiếp cho chủ đất, một dự án có thể giúp loại trừ bớt các chính sách trợ cấp kém hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, để đạt được kết quả, chính phủ Ấn Độ đầu tiên phải cập nhật và số hóa đăng ký đất, một chiến công mà Ấn Độ còn xa mới có triển vọng đạt được. Hồ sơ giả mạo là một nguyên nhân vì sao nông dân Ấn Độ phân lớn không, như các nước khác, đơn giản chỉ cần bán đi hoặc cho thuê và chuyển tới các thành phố: họ không thể chứng minh quyền với đất của mình. Do sự yếu kém của giáo dục, họ phần lớn không đủ trình độ để làm việc khác, và do thất bại của chính phủ trong thúc đẩy các ngành kinh tế khác, có rất ít lựa chọn việc làm trong nền kinh tế. “Không ai quan tâm tới nông dân chúng tôi”, Raju Patil, hiện có 1,82ha đất tại bang Maharashtra. “Bất kể chúng tôi làm gì, chúng tôi chỉ nhận được kết quả tồi tệ”.

Theo Economist



Báo cáo phân tích thị trường