"Nhìn chung, giá cao su (đối với loại cao su MSR-20) sẽ vẫn tương đối thấp vào khoảng 5 - 6 RM (Ringgit Malaysia)/kg trong một hoặc hai năm tới", ông Datuk Dr Zairossani Mohd Nor - Tổng giám đốc MRB nói.
Tuy nhiên, Chính phủ dự định tiếp tục kế hoạch khuyến khích sản xuất cao su để đảm bảo cơ chế giá hỗ trợ ở mức 5,5 RM/kg, ông nói với một cuộc họp báo tại Hội nghị & Triển lãm bao tay cao su quốc tế hiện nay.
Tổ chức phi chính phủ nghiên cứu cao su quốc tế dự đoán rằng Malaysia sẽ có một lượng cung cao su thiên nhiên quá mức lên tới 2 triệu tấn vào năm 2023.
"Chúng tôi đang cố gắng để các nước như chúng tôi và Thái Lan có thể điều chỉnh lượng cung thông qua một cơ chế kiểm soát. Nhưng sẽ rất khó khăn tùy thuộc vào mỗi quốc gia," Zairossani nói.
"Malaysia có quyền kiểm soát tốt đối với toàn bộ ngành công nghiệp cao su. Nhưng ở Indonesi thì rất khó để kiểm soát các hộ sản xuất nhỏ. Vì vậy, chúng ta sẽ cần xem xét hiệu quả của việc thực hiện là như thế nào", ông nói thêm.
Đồng thời, Chủ tịch Viện Nhựa và Cao su Malaysia, Chủ tịch Pong Kai See cũng chỉ ra những thay đổi trong nền kinh tế cao su thế giới có thể gây áp lực giảm giá.
"Ngoài các nhà xuất khẩu cao su lớn như Thái Lan, Indonesia và Việt Nam, cũng có một số nhà sản xuất nhỏ hơn đang tăng sản lượng nhanh như ở Tây Phi.
"Bờ Biển Ngà tăng gần gấp đôi sản lượng mỗi hai năm, và điều đó thật khủng khiếp. Điều này sẽ tác động chúng tôi bởi đây là những nhà sản xuất có chi phí thấp", Pong nói.
"Ngay cả khi Malaysia và Thái Lan than phiền về giá cao su thấp, các nước có chi phí thấp hơn này lại đang vui vẻ sản xuất vì họ vẫn có lợi nhuận", ông nói.
Theo Kinh tế & Tiêu dùng