Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cập nhật tình hình cung – cầu cao su tự nhiên thế giới đến tháng 5/2018
02 | 07 | 2018
Trong 5 tháng đầu năm 2018, tiêu dùng cao su tự nhiên thế giới đạt 5,822 triệu tấn, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2017. Trong cùng kỳ so sánh, nguồn cung cao su tự nhiên toàn cầu đạt 5,252 triệu tấn, tăng 7,7%. Những con số này cho thấy trong 5 tháng đầu năm 2017, thâm hụt cung – cầu cao su tự nhiên thế giới là 570.000 tấn, giúp hấp thụ phần nào tình trạng dư cung trên thị trường.

Năm 2018, sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu dự báo đạt 14,15 triệu tấn, tăng 6,1% so với năm 2017; và tiêu dùng cao su tự nhiên toàn cầu đạt 14,3 triệu tấn, tăng 6,9% trong cùng kỳ so sánh. Kịch bản này cho thấy khả năng cân bằng cung – cầu cao su tự nhiên trên thị trường thế giới năm 2018.

Mặc dù thị trường thế giới tháng 4/2018 chứng kiến giá dầu thô tăng mạnh nhưng diễn biến này đã không kéo thị trường cao su tự nhiên tăng giá theo. Tuy nhiên, giá cao su tự nhiên tăng nhẹ trong tháng 5/2018 so với tháng 4/2018. Sự phục hồi nhẹ này phần nào xuất phát từ tình trạng đồng Yên yếu đi so với USD, có tác động tích cực lên giá cao su tương lai trên thị trường TOCOM.

Những lo ngại về các vấn đề chiến tranh thương mại và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tiếp tục điều chỉnh lãi suất gây áp lực giảm giá lên nhiều hàng hóa tại châu Á, trong đó có cao su tự nhiên. Thị trường cao su tự nhiên hiện vẫn bị bao phủ bởi những bất ổn phần lớn xuất phát từ các yếu tố ngoài ngành.

Trung Quốc vừa công bố thông tin về một chỉ số được cho là có tác động lớn tới diễn biến giá cao su tự nhiên. Tháng 6/2018, tăng trưởng ngành công nghiệp của Trung Quốc giảm nhẹ do chi phí đầu vào tăng và giảm đơn hàng xuất khẩu, giữa bối cảnh chiến tranh thương mại với My leo thang, theo một khảo sát tư nhân cho thấy. Chỉ số Caixin/Markit Manufacturing Purchasing Managers (PMI) giảm từ mức 51,1 trong tháng 5/2018 xuống 51 trong tháng 6/2018, đúng như dự báo của các nhà kinh tế. Hiện chỉ số này vẫn cao hơn mốc 50 điểm vốn là ngưỡng kháng cự để giữ cho tăng trưởng tiếp tục trong tháng thứ 13 liên tiếp. Chỉ số đầu ra tăng lên 52,1 trong tháng 6 – mức cao nhất trong 4 tháng, mặc dù tăng trưởng đơn hàng mới chậm lại và các côgn ty đang chọn phương án xả tồn kho thay vì tiếp tục mua vào để bù đắp tồn kho.

Chỉ số PMI chính thức công bố hôm 30/6 cho thấy tăng trưởng sản xuất công nghiệp Trung Quốc chậm lai trong tháng 6 vừa qua, giảm từ mức 51,9 trong tháng 5 xuống còn 51,5. Khảo sát tháng 6 của Caixin cho thấy các nhà sản xuất công nghiệp đang có mức lạc quan thấp nhất về triển vọng tăng trưởng tương lai. “Nhìn chung, khảo sát PMI cho thấy áp lực giá đang ngày càng mạnh lên trong tháng 6. Xuất khẩu suy yếu và chỉ số việc làm giảm, cộng với tình hình tài chính doanh nghiệp yếu đi, đang gia tăng áp lực lên ngành sản xuất công nghiệp”, theo Zhengsheng Zhong, giám đốc phân tích vĩ mô tại CEBM Group cho thấy.

Theo ANRPC, Reuters (gappingworld.com)



Báo cáo phân tích thị trường