ATMA cho rằng động thái này rất quan trọng bởi kể từ khi chi phí nhập khẩu cao su tự nhiên bị đẩy cao, khả năng tiết kiệm chi phí và duy trì cạnh tranh quốc tế của ngành sản xuất lốp xe Ấn Độ bị lung lay, theo ông Rajiv Budhraja, tổng giám đốc ATMA cho hay. Thâm hụt sản xuất – tiêu dùng hiện đã chiếm tới 58% tổng tiêu dùng trong quý 1 năm tài khóa 2018/19, so với tỷ lệ 46% trong cùng kỳ năm tài khóa trước, khiến vấn đề nguồn cung nguyên liệu thô trở nên tồi tệ hơn dự báo.
Dẫn chiếu số liệu mới nhất từ Hội đồng Cao su Ấn Độ, sản xuất cao su tự nhiên quý 1 giảm 12% trong khi tiêu dùng tăng 14%, làm trầm trọng thêm vấn đề thâm hụt cung – cầu. Thâm hụt cung cầu cao su tự nhiên quý 1 năm tài khóa 2018/19 hiện ở mức 176.000 tấn, so với mức thâm hụt 121.000 tấn trong năm tài khóa trước. Tháng 6/2018 là tháng thứ hai liên tiếp tiêu dùng cao su tự nhiên tại Ấn Độ phá vỡ mức 100.000 tấn. Trong khi đó, sản xuất cao su tự nhiên chưa đạt 45.000 tấn trong quý 1 năm tài khóa 2017/18 và 2018/19. Sản xuất cao su tự nhiên nội địa chỉ đáp ứng 42% tổng nhu cầu tiêu dùng. Sự khan hiếm và thâm hụt cung – cầu cao su tự nhiên đang đẩy ngành sản xuất lốp xe Ấn Độ vào tình thế hiểm nghèo.
Theo ATMA, cao su tự nhiên là nguyên liệu thô cơ bản cho sản xuất lốp xe, chiếm hơn 40% trọng lượng lốp xe, rất quan trọng cho tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của ngành. Tuy nhiên, suy giảm liên tục nguồn cung cao su tự nhiên nội địa và nguồn cung không ổn định là gây thiệt hại cho quy trình sản xuất tại các công ty sản xuất lốp xe và tình trạng này càng ngày càng tồi tệ. Nhập khẩu cao su tự nhiên là rất cần thiết để lấp đầy khoảng trống cung – cầu. Tuy nhiên, nguồn cung cao su tự nhiên nhập khẩu đang bị đóng băng do chính sách của chính phủ Ấn Độ.
Theo The Hindu Business Line (gappingworld.com)