Ông Shamsul Iskandar Mohd Akin – Thứ trưởng Bộ Công nghiệp cơ bản cho biết, Chính phủ đã không thể xem xét đề xuất này do một vài yếu tố bao gồm yêu cầu nguồn tài chính khổng lồ để hỗ trợ sáng kiến trong trường hợp giá cao su thiên nhiên giảm mạnh.
“Việc ấn định giá sàn cũng tạo cơ hội cho những người bán cao su đầu cơ giá bằng cách đẩy giá xuống mức thấp và mong đợi chính phủ sẽ bù chênh lệch giữa giá thị trường và giá sàn”, ông nói.
Ông đã trả lời một câu hỏi từ Awang Hashim (PAS-Pendang), người muốn biết tác động tiềm tàng của giá sàn mua cao su là 2,50 Ringgit (0,61 USD) nếu được thực hiện.
Ông Shamsul Iskandar cho biết việc ấn định giá sàn cũng tạo cơ hội cho việc buôn lậu cao su ra khỏi đất nước vì giá trong nước cao hơn nhiều so với giá quốc tế.
Tuy nhiên, ông nói, Chính phủ lo ngại về thách thức mà người trồng cao su phải đối mặt, đặc biệt là khi giá thị trường cao su giảm.
Ưu đãi sản xuất cao su (IPG) đã được thực hiện như một biện pháp để ổn định giá cả và sản xuất hàng hóa.
Khi giá cao su xuống quá thấp vào cuối năm 2018, chính phủ đã cải thiện IPG vào ngày 21/11/2018 bằng cách tăng mức giá kích hoạt (PHP) từ 2,20 Ringgit (0,54 USD) lên 2,50 Ringgit (0,61 USD)/kg mủ tạp.
Ông cho biết cấp độ PHP có hiệu lực vào ngày 01/01/2019 và Bộ, thông qua Tổng cục Cao su Malaysia, đã triển khai IPG ở mức mới bắt đầu vào đầu tháng 02/2019.