Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Những con đường mới cho nền kinh tế cao su
08 | 05 | 2019
Phát triển hướng tới cách mạng: Những con đường mới cho nền kinh tế cao su” là chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh cao su thế giới được tổ chức tại Singapore vào ngày 18 – 19/3/2019, do Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) thực hiện. Chương trình nghiên cứu của CGIAR về rừng, cây và nông lâm kết hợp (FTA) đã tham gia trong hội nghị và trình bày với tiêu đề quản lý hiệu quả bền vững trong chuỗi giá trị cao su.

hát triển ngành cao su đáp ứng các mục tiêu môi trường và xã hội ẩn chứa nhiều cơ hội lẫn thách thức

 

Sau cọ dầu, cao su là ngành công nghiệp cần phải kết hợp các biện pháp để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

 

“Phát triển hướng tới cách mạng: Những con đường mới cho nền kinh tế cao su” là chủ đề của Hội nghị thượng đỉnh cao su thế giới được tổ chức tại Singapore vào ngày 18 – 19/3/2019, do Tổ chức Nghiên cứu Cao su quốc tế (IRSG) thực hiện. Chương trình nghiên cứu của CGIAR về rừng, cây và nông lâm kết hợp (FTA) đã tham gia trong hội nghị và trình bày với tiêu đề quản lý hiệu quả bền vững trong chuỗi giá trị cao su.

 

Vườn cây trồng tất cả các loại cây công nghiệp ưa khí hậu nhiệt đới – đặc biệt là dầu cọ, gỗ, bột giấy, ca cao và cao su – đang mở rộng nhanh chóng, tạo nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng đồng thời gây ra không ít lo ngại do tác động đến môi trường, cảnh quan và sinh kế của người dân.

 

FTA đã xác định các vườn cây là nơi nghiên cứu trước tiên. Cao su là một ví dụ đặc biệt thú vị; các vườn cao su đang tiếp tục mở rộng với một khu vực tập trung ở lĩnh vực chế biến (phần lớn là các nhà sản xuất lốp xe), và một khu vực sản xuất dưới sự quản lý của các hộ tiểu điền.

Hướng đi nào cho ngành cao su?

 

Lĩnh vực này đang phải đối mặt với một loạt các vấn đề khi tính đến tác động mà nó gây ra và việc đóng góp cho sự phát triển bền vững.

 

Thay đổi sử dụng đất: Cao su là loại cây được mở rộng nhanh nhất ở Đông Nam Á. Bởi vì cần thêm đất để đáp ứng nhu cầu cao su trong tương lai, có thể ở các khu vực có rừng hoặc trên loại đất hỗn hợp, khu vực nông nghiệp du canh và nông lâm kết hợp sẽ trồng thêm cao su. Những việc làm trên cũng có khả năng làm giảm thay đổi sử dụng đất và phá rừng thông qua hệ thống thâm canh đối với cao su và các loại cây công nghiệp khác.

 

Đa dạng sinh học: Các khu vực có rừng tự nhiên trước đây đã từng được thay thế bởi cao su, bao gồm cả những khu vực được bảo vệ. Hậu quả của việc chuyển đổi rừng nguyên sinh và thứ sinh sang độc canh cao su đã làm giảm đi sự phong phú của loài và thay đổi thành phần loài. Tuy nhiên, giá trị đa dạng sinh học của đất rẫy và đất hỗn hợp ít được biết đến và tác động của việc chuyển đổi sang trồng cao su không được đánh giá đầy đủ.

 

Giảm thiểu biến đổi khí hậu: Tiềm năng đóng góp của cao su trong giảm thiểu biến đổi khí hậu phụ thuộc vào những gì nó thay thế và cách thức tiến hành. Tác động nói chung sẽ là tiêu cực khi cao su thay thế rừng nguyên sinh hoặc rừng thứ sinh, nhưng lại là tích cực nếu được trồng trên đất bạc màu. Tác động có thể là trung tính hoặc khả quan hơn khi cao su thay thế các hệ thống nương rẫy với thời gian bỏ hoang ngắn, nhưng tiêu cực nếu nó thay thế các hệ thống này và xâm lấn vào rừng.

 

Nước và xói mòn: Vấn đề này cũng phụ thuộc vào việc cao su đóng vai trò thay thế như thế nào. Ví dụ, việc trồng cao su thay cho loại cây trồng khác có thể làm giảm sự ngăn chặn cỏ dại, làm tăng sự thoát hơi nước so với thảm thực vật trước đây. Ngoài ra còn làm suy giảm độ ẩm của tầng đất bên dưới trong mùa khô, ảnh hưởng đến nước ngầm và dòng chảy. Ở các vùng núi ở Đông Nam Á, các vườn cây trồng trên sườn dốc thường có tác động xấu gây xói mòn đất, nguy cơ sạt lở và ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngoài ra cũng tác động không nhỏ đến đa dạng sinh học dưới nước.

 

Các vấn đề xã hội: Sản xuất vẫn bị chi phối bởi các hộ tiểu điền ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là ở các khu vực sản xuất truyền thống. Việc trồng cao su thay thế cho canh tác nương rẫy đã làm tăng đáng kể thu nhập của các hộ tiểu điền ở khu vực Tây Nam Trung Quốc và Bắc Thái Lan. Còn ở các khu vực phi truyền thống, chẳng hạn như Lào, Campuchia, Myanmar và một số nước châu Phi, việc mở rộng trồng cao su thường ở dạng vườn cây quy mô lớn – có thể gây bất lợi cho cộng đồng người dân ở nông thôn thông qua một số thông cáo về việc thu hồi và điều kiện lao động kém.

 

Khả năng phục hồi biến động giá: Giá cao su có thể thay đổi đột ngột, đó là mối quan tâm đối với đầu tư dài hạn, liên quan đến sự bền vững của các mô hình kinh tế và sản xuất. So với các đại điền nhận được nhiều sự hỗ trợ từ các chính sách công của nhà nước thì các tiểu điền lại rất dễ bị thiệt thòi do quy mô canh tác nhỏ cũng như sản xuất phân tán.

 

Thích ứng với biến đổi khí hậu: Cho đến gần đây, rất khó để dự đoán biến đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến các vườn cao su dưới tác động của mưa bão. Cũng cần có thêm nghiên cứu về tác động này đối với sự phát tán của sâu bệnh. Đối với các hệ thống canh tác đa dạng sẽ có khả năng phục hồi nhanh hơn trước các cú sốc dưới mọi hình thức, kể cả biến đổi khí hậu và góp phần thay đổi cảnh quan.

Chặng đường phía trước

Trước những thách thức, tác động tiềm tàng của việc mở rộng diện tích trồng cao su, đóng góp cho các mục tiêu phát triển bền vững và Thỏa thuận chung Paris phụ thuộc vào ba yếu tố. Đầu tiên là vị trí và việc trồng cao su thay thế loài khác có nhằm mục tiêu để che phủ đất hay không. Thứ hai, liên quan đến hệ thống sản xuất, năng suất và hiệu quả tổng thể, bao gồm cả việc sử dụng gỗ cao su cũng như các tác động đến nguồn nước và đa dạng sinh học. Yếu tố thứ ba là lợi ích cho các hộ tiểu điền và dân cư địa phương, góp phần phục hồi kinh tế và xã hội.

 

Một loạt các mục tiêu có thể mở đường cho sự phát triển bền vững:

• Hạn chế tác động tiêu cực của thay đổi sử dụng đất

• Chuyển nhượng đất đai và hợp đồng canh tác

• Hỗ trợ các hộ tiểu điền và hợp tác xã

• Thúc đẩy và cải thiện hệ thống canh tác đa dạng

Để đáp ứng các mục tiêu này, cần phải có sự kết hợp của các giải pháp:

• Nghiên cứu phát triển

• Dịch vụ khuyến nông hướng tới năng suất và chất lượng cao cũng như hệ thống sản xuất đa dạng

• Quy hoạch đất đai

• Đưa yếu tố pháp lý vào trong việc chuyển nhượng và các hợp đồng

• Công nhận các tập quán bền vững, bao gồm chứng nhận trách nhiệm xã hội và môi trường của doanh nghiệp

• Hỗ trợ và khuyến khích các tiểu điền khi tham gia vào mục tiêu phát triển bền vững, như đảm bảo thời gian được thuê, chuyển giao công nghệ, giảm thiểu rủi ro kinh tế, thanh toán cho các dịch vụ môi trường

Ngành cao su cũng cần có các biện pháp để kết nối giữa cung và cầu, bao gồm các bên liên quan, xây dựng nền tảng kiến ​​thức và khoa học để thúc đẩy chuyển giao một cách thiết thực. Nền tảng cao su thiên nhiên bền vững toàn cầu (GPSNR) mới được ra mắt hy vọng sẽ giải quyết triệt để vấn đề này.

Kiến thức và bằng chứng có thể cho phép chuyển đổi một cách chủ động, góp phần vào kết quả phát triển bền vững. FTA sẵn sàng hợp tác với GPSNR và hỗ trợ ngành này hướng tới sự phát triển bền vững, “từ phát triển hướng tới cách mạng”.



Theo Vincent Gitz, FTA Director
Báo cáo phân tích thị trường