Sự kiện này được coi là bước tiến quan trọng giúp ngành chăn nuôi heo Việt Nam hướng tới mục tiêu hiện đại hóa và phát triển bền vững.
Nuôi heo theo hướng công nghiệp mang lại nhiều lợi ích
Điểm yếu quan trọng nhất là của ngành chăn nuôi Việt Nam vẫn theo mô hình nuôi heo truyền thống, nên chủ yếu nuôi heo ở các cơ sở nuôi nhỏ lẻ, thường là hộ gia đình. Hộ gia đình thường là những người nông dân học hỏi kinh nghiệm nuôi heo từ ông bà, cha mẹ, chứ họ không tiếp cận những tri thức từ bên ngoài. Vì thế, họ sẽ không biết cách để phòng chống và xử lý đối với các dịch bệnh. Họ cũng không biết được các tiêu chuẩn mà thị trường yêu cầu về vấn đề an toàn thực phẩm cũng như an toàn sinh học. Vậy nên, khi xảy ra những khủng hoảng về dịch bệnh hay về thị trường thì thường gây ra sự đứt gãy trong việc chăn nuôi. Đồng thời, heo ở Việt Nam không có được tiêu chuẩn cao, bởi vì họ chưa áp dụng những công nghệ và những kiến thức liên quan đến việc an toàn thực phẩm cũng như an toàn sinh học. Vì thế, khi có những công ty lớn hơn tham gia vào việc nuôi heo với quy mô lớn hơn sẽ mang lại sản phẩm có chất lượng cao hơn. Đồng thời, giúp dễ dàng khống chế dịch bệnh hơn, vận hành cơ sở nuôi tốt hơn, xử lý chất thải tốt hơn. Từ đó, người dân Việt Nam được hưởng thịt heo với chất lượng tốt hơn.
Việt Nam đề ra chiến lược phát triển ngành công nghiệp chăn nuôi theo hướng quy mô lớn hơn và mang tính công nghiệp hóa, hiện đại hóa hơn. Như vậy sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn, đồng thời, tiếp cận được với những tiêu chuẩn quốc tế về chăn nuôi, về vấn đề phúc lợi của động vật. Chẳng hạn như nhiều công việc sẽ được tạo ra hơn, bởi vì thuê tuyển nhiều người hơn. Thứ hai là heo sẽ không nuôi nhỏ lẻ nữa mà nuôi theo đàn. Đồng thời, khi nuôi với quy mô lớn thì heo sẽ được nuôi ở chuồng rất lớn. Nuôi heo ở gia đình thì chuồng sẽ rất bé, do đó heo sẽ cảm thấy không vui vì không có chỗ để chạy nhảy và vận động. Trong khi nuôi ở chuồng lớn thì heo được tự do đi lại, nó sẽ cảm thấy vui vẻ hơn, thoải mái hơn. Khi đó, chất lượng thịt heo sẽ tốt hơn và người dân sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, xử lý tốt hơn các vấn đề về chất thải và môi trường.
IFC hỗ trợ Việt Nam phát triển chăn nuôi heo bền vững
Theo thỏa thuận, Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Quỹ Châu Á Mới nổi IFC thuộc Công ty Quản lý Tài sản IFC sẽ đầu tư 52 triệu USD dưới hình thức cổ phần phổ thông vào Công ty Cổ phần Tập đoàn Mavin (Tập đoàn Mavin).
Đây là nỗ lực của IFC nhằm giúp khắc phục hậu quả của Dịch tả heo Châu Phi (ASF) đối với ngành chăn nuôi heo khu vực Châu Á. Khoản đầu tư này của IFC sẽ hỗ trợ Tập đoàn Mavin phát triển đàn heo giống chất lượng cao và mở rộng công suất chăn nuôi heo tại Việt Nam.
Bên cạnh hỗ trợ về tài chính, IFC cũng sẽ tư vấn và hỗ trợ Tập đoàn Mavin tiên phong cải tiến các điều kiện về phúc lợi động vật bao gồm triển khai và áp dụng mô hình chăn nuôi heo theo nhóm, giúp cải thiện thông lệ chăn nuôi tại Việt Nam, đáp ứng và phù hợp với tiêu chuẩn của Châu Âu về phúc lợi động vật. Ông Daryll Dong, Quyền Giám đốc Quốc gia của IFC tại Việt Nam, Campuchia và Lào chia sẻ: "Đầu tư của IFC vào Mavin sẽ góp phần tăng cường khả năng chống đỡ của ngành chăn nuôi heo Việt Nam bằng việc đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi đáp ứng các tiêu chuẩn về an toàn sinh học và tăng cường năng lực sản xuất sản phẩm thịt heo sạch. Bằng việc hỗ trợ một doanh nghiệp đi đầu trong chuỗi cung ứng thực phẩm từ heo tại Việt Nam là Tập đoàn Mavin, chúng tôi kỳ vọng sẽ giúp tăng năng lực sản xuất thịt heo của Việt Nam theo một cách bền vững hơn, đáp ứng các tiêu chuẩn sản xuất tốt nhất của ngành trên toàn cầu, góp phần gia tăng khả năng chống chịu, cải thiện năng suất và nâng cao sức cạnh tranh của ngành sau những ảnh hưởng của Dịch tả heo Châu Phi".
Khoản đầu tư của IFC sẽ hỗ trợ Mavin phát triển ba trang trại chăn nuôi heo, gồm: Trang trại quy mô 62 ha tại huyện K'Bang (Gia Lai); Trang trại quy mô 100 ha tại huyện Anh Sơn (Nghệ An); Trang trại quy mô 45 ha tại huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp).
Với sự hỗ trợ của IFC, đến năm 2025, dự kiến quy mô đàn heo giống của Tập đoàn Mavin sẽ tăng lên 7.500 con heo cụ kị (GGP) và ông bà (GP), đạt tổng số là 15.600 con; quy mô đàn heo bố mẹ (PS) tăng lên 72.000 con, đạt tổng 87.400 con. Số lượng đàn giống tăng lên như trên sẽ làm quy mô các trang trại chăn nuôi heo thịt thương phẩm tăng lên gấp 3 lần, đạt khoảng 150 trang trại, tăng năng lực cung cấp của Mavin cho thị trường lên khoảng 900.000 heo thịt mỗi năm.
"Mục tiêu của chúng tôi là trở thành Nhà sản xuất thực phẩm an toàn, chất lượng, đảm bảo dinh dưỡng. Đó là lý do Tập đoàn Mavin mong muốn thu hút các nguồn lực để hỗ trợ giúp tăng nhanh công suất sản xuất và nâng cao chất lượng thịt thành phẩm, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của thị trường đối với các sản phẩm thực phẩm an toàn và có thể truy xuất được nguồn gốc. Sự hỗ trợ của IFC về nguồn lực tài chính, chuyên môn và kinh nghiệm sẽ giúp Tập đoàn Mavin trở thành công ty đi đầu về chế biến thực phẩm từ thịt heo an toàn, theo chuỗi giá trị "Từ Nông trại tới Bàn ăn" tại Việt Nam, giúp Tập đoàn Mavin chúng tôi đáp ứng các thông lệ sản xuất tốt nhất về chăn nuôi heo trên thế giới", ông David John Whitehead, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Mavin chia sẻ.
"Thêm vào đó, để đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng đối với vấn đề phúc lợi động vật trong chăn nuôi, chúng tôi sẽ phát triển mô hình chăn nuôi theo nhóm (group housing) trong các trang trại của Mavin, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về phúc lợi động vật. Với sự hỗ trợ của IFC, chúng tôi tin rằng Mavin sẽ là một trong những công ty đầu tiên ở Việt Nam áp dụng chăn nuôi heo theo nhóm, góp phần nhân rộng mô hình chăn nuôi đáp ứng tiêu chuẩn phúc lợi động vật trong toàn ngành", ông David John Whitehead nói.
Được biết, Tập đoàn Mavin cũng nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ Công ty PwC (Việt Nam), đối tác tư vấn tài chính độc quyền, đã đồng hành với Tập đoàn Mavin trong quá trình đàm phán với IFC để đảm bảo khoản đầu tư đáp ứng tất cả các yêu cầu về thẩm định và quản trị doanh nghiệp.