Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cảng Le Havre - đầu mối thông thương cho hàng hóa VN vào EU
30 | 07 | 2007
Chiều ngày 15/5, tại Hà Nội, Ban lãnh đạo cảng Le Havre - cảng biển lớn thứ 5 ở Châu Âu về trọng tải, lớn nhất ở Pháp trong lĩnh vực ngoại thương và công-ten-nơ đã có cuộc họp báo giới thiệu về cảng và khả năng thông thương nhanh cho hàng hóa xuất nhập khẩu của VN.
Le Havre là cảng biển nước sâu, giúp những tàu lớn nhất có thể ra vào thuận tiện (như tàu công-ten-nơ với trọng tải hơn 900 TEU, tàu chở dầu với trọng tải toàn phần tời 500.000 tấn). Với thời gian cập cảng 24 tiếng/ngày, 7 ngày/tuần, 365 ngày/năm, cảng Le Havre có chiều dài 27 km từ Đông sang Tây, chiều rộng gần 6 km từ Bắc xuống Nam.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của cảng, các chủ thuyền và tàu bè vốn là khách hàng của cảng Le Havre có thể cung cấp hàng hóa cho toàn bộ khu vực Tây Âu bằng đường thủy và đường bộ. Đường cao tốc A13 và A14 kết nối trực tiếp cảng Le Havre với khu vực Paris tạo thành một kênh vận tải tự nhiên. Đặc biệt cảng Le Havre có bộ phận chuyên môn xử lý dữ liệu và đã thực hiện chương trình hợp tác với các cảng khác (như việc lắp đặt hệ thống thông tin mới kết nối cảng Marseilles và Le Havre). Hệ thống thông tin Ademar Protis + là hệ thống ứng dụng công nghệ mới nhất về thương mại điện tử và giao diện với các hệ thống hải quan và quản lý hành chính. Giờ đây hệ thống này cung cấp cho các ngành công nghiệp của cả hai cảng và các khách hàng những dịch vụ và hoạt động thông thường, tạo thuận lợi thông quan hàng hóa qua cảng một cách nhanh nhất.

Châu Âu hiện có 450 triệu người tiêu dùng và đây được đánh giá là thị trường to lớn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ước tính, hàng hóa Việt Nam xuất khẩu qua cảng Le Havre hàng chục nghìn công-ten-nơ mỗi năm, chủ yếu là cà phê, dệt may, đồ gỗ, đồ trưng bày trong nhà bằng sứ, gốm, hải sản đông lạnh và tươi. Theo Ban lãnh đạo cảng Le Havre: toàn Châu Âu đang áp dụng một hệ thống hải quan thống nhất, các nhà xuất khẩu Việt Nam nên nghiên cứu kỹ các văn bản hải quan trên mạng, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, có hàng hóa tốt thì không có một trở ngại nào khi tiếp cận vào thị trường Châu Âu. Cảng Le Havre với ưu thế cơ sở hạ tầng, kỹ thuật hải quan tốt, hệ thống thông tin hiện đại sẽ luôn là đầu mối thông thương hàng hóa XNK từ các nước, trong đó có Việt Nam đến Châu Âu một cách nhanh chóng nhất. Tới đây, Ban lãnh đạo cảng Le Havre cũng có dự định hợp tác với các cảng của VN, tạo thành mạng lưới trung chuyển hàng hóa Âu – Á thuận tiện.



E-TradeNews
Báo cáo phân tích thị trường