Nguồn: tapchilaoviet.org
Bà Chansuk Sengphachan cho biết, dự án nghiên cứu này nhận được sự viện trợ từ Đại học Michigan, Mỹ; mục đích nhằm nghiên cứu vai trò của ngành công nghiệp chế biến sắn của Lào trong chuỗi mắt xíc giá trị gia tăng ở khu vực.
Công nghiệp chế biến nông sản, đặc biệt là sắn, là một trong những ngành công nghiệp quan trọng, góp phần tích cực vào việc hình thành cấu trúc kinh tế – xã hội, tạo ra việc làm và xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống cho người dân.
Theo số liệu thống kê, diện tích trồng sắn trên cả nước Lào tăng từ 100.000 ha trong năm 2020 thành 249.279 ha trong năm 2023; giá trị xuất khẩu tăng từ 193 triệu USD thành 333 triệu USD. Khu vực trông sắn nhiều nhất ở Lào phần lớn ở miền Trung và Nam Lào, nơi có biên giới tiếp giáp với các nước bạn, có thị trường tiêu thụ và giá thành cao.
Đa số người trồng sắn bán sản phẩm sắn khô và sắn thô thông qua thương lái và bán trực tiếp cho nhà máy để chế biến thành bột sắn phân phối ra thị trường trong nước và xuất khẩu ra các nước như Thái Lan, Việt Nam và Trung Quốc. Do đó, dự án này mới tập trung nghiên cứu vai trò của ngành công nghiệp chế biến sắn ở Lào trong chuỗi mắt xích giá trị gia tăng khu vực để có thông tin trong việc xác định chinh sách khuyến khích tiếp theo.
Hiện đã hoàn thành quy trình nghiên cứu và đang trong quá trình tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Tại hội nghị, các đại biểu tham dự đã cùng nhau thảo luận, đóng góp ý kiến về vấn đề chính sách, xây dựng năng lực và tác động đến việc thực hiện công tác tại Lào, chia sẻ về những kinh nghiệm thực hiện vừa qua, cùng nhau nghiên cứu, phân tích các kết quả nghiên cứu, đề xuất các phương hướng nghiên cứu thời gian tới, nhằm xác định đúng vai trò của ngành công nghiệp chế biến sắn ở Lào trong chuỗi mắt xích giá trị gia tăng trong khu vực.