Nguồn: baonamdinh.vn
|
Cung ứng thịt lợn tại chợ Liễu Đề (Nghĩa Hưng). |
Giá thịt lợn tăng, sức tiêu thụ thấp
Khảo sát của phóng viên tại các chợ trên địa bàn tỉnh, giá lợn hơi và lợn thịt đều tăng. Hiện tại giá lợn hơi đang dao động ở mức 65-68 nghìn đồng/kg, tăng hơn 10 nghìn đồng/kg so với thời điểm tháng đầu năm. Tương ứng với mức tăng giá lợn hơi, giá bán lẻ thịt lợn tại các chợ dân sinh cũng lên xung quanh mức 110-150 nghìn đồng/kg, tùy từng loại. Trong đó cao nhất là sườn thăn, thịt ba chỉ, nạc vai có mức giá lên tới 150 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn, sấn vai, chân giò giá từ 100 -120 nghìn đồng/kg. Như mọi chu kỳ tăng giá thực phẩm khác, người tiêu dùng sẽ linh động điều chỉnh bữa ăn của gia đình theo hướng giảm bớt thịt lợn, bổ sung, thay thế bằng các loại thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng, chờ thị trường ổn định trở lại.
Tuy nhiên đến nay đã hơn 3 tháng mà giá lợn thịt không dừng tăng. Thêm vào đó nhiều tiểu thương nghỉ bán hàng một vài ngày đầu tuần, hoặc nghỉ bán cách nhật và giảm bớt lượng hàng cung ứng lẻ bởi lý do thịt lợn hơi đắt trong khi bán lẻ lại không dám tăng giá nhiều; người tiêu dùng cũng hạn chế mua thịt khiến lượng bán ra ít hơn hẳn so với trước đây nên càng khó khăn. Chị Trần Thị Hương, bán hàng thịt tại chợ Văn Miếu (thành phố Nam Định) cho biết: “Nhà tôi tự giết mổ lại kén lợn nuôi “bộ” trong dân chứ không chọn hàng “lái” từ miền trong ra nên thời điểm này khó cả về giá lẫn nguồn cung. Lợn thịt ra bán không có lãi đành nghỉ bán cố định ngày thứ Hai đầu tuần vì lượng khách ít hơn sau 2 ngày cuối tuần. Những ngày còn lại bán hay nghỉ tùy vào lượng lợn hơi bắt được chứ không dám bắt “cầm chuồng” như trước đây”. Khác với chị Hương, chị Mai Thị Thúy bán thịt lợn tại chợ Diên Hồng (thành phố Nam Định) cho biết: “Tôi nhập lợn mảnh từ lò mổ về xẻ ra bán lẻ cho khách. Thông thường thì nhập cao, bán cao, cứ cốt chọn hàng ngon cho khách ưng là được nhưng đến nay thì không như vậy. Thịt lợn nhập giá cao, chọn được tảng thịt ngon không còn dễ như trước vì nguồn cung ít, chủ lò cũng không còn nhiều cơ hội để lựa chọn nguyên liệu như trước. Vậy nhưng khi bán lẻ lại không dễ dàng bởi nhu cầu tiêu dùng thấp, tôi đành giảm lợi nhuận của mình để chia sẻ với khách hàng; chỉ dám tăng giá đầu buổi chợ và thậm chí còn phải giảm giá vào cuối buổi để mong thu hồi vốn, có chút công duy trì việc buôn bán”.
Người chăn nuôi dè dặt tái đàn
Nếu như những đợt tăng giá thực phẩm trước đây do thiên tai hay dịch bệnh, người tiêu dùng đều tự an ủi bằng việc chỉ đợi “dăm bữa, nửa tháng” là thị trường hồi phục, rau củ, thóc gạo kịp trà, vụ mới; gà, lợn gối sóng tái đàn… Tuy nhiên, lần tăng giá này lại có nhiều diễn biến bất thuận: giá lợn thịt tăng nhưng người dân không dám tái đàn dẫn đến nguồn cung giảm, giá neo cao trong một thời gian dài. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân của việc thịt lợn tăng giá do quy luật thị trường sau một thời gian dài giá lợn hơi bị sụt giảm xuống mức xung quanh 50 nghìn đồng/kg (dưới giá thành sản xuất), trong khi giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn, không có lãi nên nhiều hộ dân nuôi nhỏ lẻ đã dừng nuôi, bỏ trống chuồng hoặc chuyển sang con nuôi khác. Những hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại cũng giảm số lượng đàn nhằm hạn chế thua lỗ do giá thấp và rủi ro do dịch bệnh. Năm 2023, sản lượng thịt lợn hơi toàn tỉnh đạt 138 nghìn tấn, bằng 89% kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, giá lợn hơi dự kiến tiếp tục sẽ tăng là mức giá hợp lý để người chăn nuôi có lãi, lấy lại thế cân bằng sau thời gian dài bị thua thiệt.
Theo quy luật thì khi giá bán tăng, có lãi cho sản xuất, người dân sẽ ồ ạt tái đàn trở lại để cung ứng ra thị trường nhưng hiện tại việc tái đàn chỉ duy trì ở những trang trại lớn, còn người dân dè dặt tái dàn bởi do chăn nuôi còn đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro. Chị Hà Thị Ly, xã Mỹ Tiến (Mỹ Lộc) cho biết: “Giá thịt lợn hơi neo cao đã nhiều tháng, chuồng trại để trống nhưng việc liên tiếp mất trắng cả đàn lợn vài chục con đã khiến tôi hoang mang không dám tiếp tục nuôi. Đó là chưa kể đến chi phí thức ăn chăn nuôi cao và nguồn giống cũng khan hiếm, mùa nắng nóng lại đang bắt đầu… Không tái đàn cũng sốt ruột nhưng tái đàn ngay thời điểm này thì chắc chắn tôi chưa dám”. Thị trường khan hiếm nguồn cung, người chăn nuôi dè dặt tái đàn.
Giá lợn hơi tăng cao, nguồn cung giảm, việc tái đàn chậm… sẽ khiến thị trường thịt sẽ giữ mức giá cao lâu. Đó là chưa kể đến tâm lý nhiều người chăn nuôi giữ lại lợn đã đến tuổi xuất chuồng chờ để giá cao hơn gây ra khủng hoảng “thiếu giả”, tiếp tục đẩy giá thịt ngoài thị trường tăng cao hơn; các gian thương lợi dụng giá tăng để trà trộn thịt lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng. Trước tình hình này, các ngành chức năng khuyến khích người dân tái đàn và phối hợp với các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn, như: Kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn lợn; giám sát lấy mẫu phục vụ công tác kiểm dịch động vật; tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ…; chú trọng công tác quản lý thị trường tránh gian thương lợi dụng gây bất ổn thị trường.
|
Cung ứng thịt lợn tại chợ Liễu Đề (Nghĩa Hưng). |
Giá thịt lợn tăng, sức tiêu thụ thấp
Khảo sát của phóng viên tại các chợ trên địa bàn tỉnh, giá lợn hơi và lợn thịt đều tăng. Hiện tại giá lợn hơi đang dao động ở mức 65-68 nghìn đồng/kg, tăng hơn 10 nghìn đồng/kg so với thời điểm tháng đầu năm. Tương ứng với mức tăng giá lợn hơi, giá bán lẻ thịt lợn tại các chợ dân sinh cũng lên xung quanh mức 110-150 nghìn đồng/kg, tùy từng loại. Trong đó cao nhất là sườn thăn, thịt ba chỉ, nạc vai có mức giá lên tới 150 nghìn đồng/kg; thịt mông sấn, sấn vai, chân giò giá từ 100 -120 nghìn đồng/kg. Như mọi chu kỳ tăng giá thực phẩm khác, người tiêu dùng sẽ linh động điều chỉnh bữa ăn của gia đình theo hướng giảm bớt thịt lợn, bổ sung, thay thế bằng các loại thực phẩm khác để đảm bảo dinh dưỡng, chờ thị trường ổn định trở lại.
Tuy nhiên đến nay đã hơn 3 tháng mà giá lợn thịt không dừng tăng. Thêm vào đó nhiều tiểu thương nghỉ bán hàng một vài ngày đầu tuần, hoặc nghỉ bán cách nhật và giảm bớt lượng hàng cung ứng lẻ bởi lý do thịt lợn hơi đắt trong khi bán lẻ lại không dám tăng giá nhiều; người tiêu dùng cũng hạn chế mua thịt khiến lượng bán ra ít hơn hẳn so với trước đây nên càng khó khăn. Chị Trần Thị Hương, bán hàng thịt tại chợ Văn Miếu (thành phố Nam Định) cho biết: “Nhà tôi tự giết mổ lại kén lợn nuôi “bộ” trong dân chứ không chọn hàng “lái” từ miền trong ra nên thời điểm này khó cả về giá lẫn nguồn cung. Lợn thịt ra bán không có lãi đành nghỉ bán cố định ngày thứ Hai đầu tuần vì lượng khách ít hơn sau 2 ngày cuối tuần. Những ngày còn lại bán hay nghỉ tùy vào lượng lợn hơi bắt được chứ không dám bắt “cầm chuồng” như trước đây”. Khác với chị Hương, chị Mai Thị Thúy bán thịt lợn tại chợ Diên Hồng (thành phố Nam Định) cho biết: “Tôi nhập lợn mảnh từ lò mổ về xẻ ra bán lẻ cho khách. Thông thường thì nhập cao, bán cao, cứ cốt chọn hàng ngon cho khách ưng là được nhưng đến nay thì không như vậy. Thịt lợn nhập giá cao, chọn được tảng thịt ngon không còn dễ như trước vì nguồn cung ít, chủ lò cũng không còn nhiều cơ hội để lựa chọn nguyên liệu như trước. Vậy nhưng khi bán lẻ lại không dễ dàng bởi nhu cầu tiêu dùng thấp, tôi đành giảm lợi nhuận của mình để chia sẻ với khách hàng; chỉ dám tăng giá đầu buổi chợ và thậm chí còn phải giảm giá vào cuối buổi để mong thu hồi vốn, có chút công duy trì việc buôn bán”.
Người chăn nuôi dè dặt tái đàn
Nếu như những đợt tăng giá thực phẩm trước đây do thiên tai hay dịch bệnh, người tiêu dùng đều tự an ủi bằng việc chỉ đợi “dăm bữa, nửa tháng” là thị trường hồi phục, rau củ, thóc gạo kịp trà, vụ mới; gà, lợn gối sóng tái đàn… Tuy nhiên, lần tăng giá này lại có nhiều diễn biến bất thuận: giá lợn thịt tăng nhưng người dân không dám tái đàn dẫn đến nguồn cung giảm, giá neo cao trong một thời gian dài. Theo các chuyên gia thì nguyên nhân của việc thịt lợn tăng giá do quy luật thị trường sau một thời gian dài giá lợn hơi bị sụt giảm xuống mức xung quanh 50 nghìn đồng/kg (dưới giá thành sản xuất), trong khi giá thức ăn tăng cao, dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến người chăn nuôi lâm vào cảnh khó khăn, không có lãi nên nhiều hộ dân nuôi nhỏ lẻ đã dừng nuôi, bỏ trống chuồng hoặc chuyển sang con nuôi khác. Những hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại cũng giảm số lượng đàn nhằm hạn chế thua lỗ do giá thấp và rủi ro do dịch bệnh. Năm 2023, sản lượng thịt lợn hơi toàn tỉnh đạt 138 nghìn tấn, bằng 89% kế hoạch. Đến thời điểm hiện tại, giá lợn hơi dự kiến tiếp tục sẽ tăng là mức giá hợp lý để người chăn nuôi có lãi, lấy lại thế cân bằng sau thời gian dài bị thua thiệt.
Theo quy luật thì khi giá bán tăng, có lãi cho sản xuất, người dân sẽ ồ ạt tái đàn trở lại để cung ứng ra thị trường nhưng hiện tại việc tái đàn chỉ duy trì ở những trang trại lớn, còn người dân dè dặt tái dàn bởi do chăn nuôi còn đối mặt với nhiều khó khăn và rủi ro. Chị Hà Thị Ly, xã Mỹ Tiến (Mỹ Lộc) cho biết: “Giá thịt lợn hơi neo cao đã nhiều tháng, chuồng trại để trống nhưng việc liên tiếp mất trắng cả đàn lợn vài chục con đã khiến tôi hoang mang không dám tiếp tục nuôi. Đó là chưa kể đến chi phí thức ăn chăn nuôi cao và nguồn giống cũng khan hiếm, mùa nắng nóng lại đang bắt đầu… Không tái đàn cũng sốt ruột nhưng tái đàn ngay thời điểm này thì chắc chắn tôi chưa dám”. Thị trường khan hiếm nguồn cung, người chăn nuôi dè dặt tái đàn.
Giá lợn hơi tăng cao, nguồn cung giảm, việc tái đàn chậm… sẽ khiến thị trường thịt sẽ giữ mức giá cao lâu. Đó là chưa kể đến tâm lý nhiều người chăn nuôi giữ lại lợn đã đến tuổi xuất chuồng chờ để giá cao hơn gây ra khủng hoảng “thiếu giả”, tiếp tục đẩy giá thịt ngoài thị trường tăng cao hơn; các gian thương lợi dụng giá tăng để trà trộn thịt lợn không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và kinh tế của người tiêu dùng. Trước tình hình này, các ngành chức năng khuyến khích người dân tái đàn và phối hợp với các địa phương trong tỉnh đẩy mạnh công tác phòng, chống dịch bệnh có thể xảy ra trên đàn lợn, như: Kiểm tra giám sát tình hình dịch bệnh; thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người dân thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng các loại vắc-xin cho đàn lợn; giám sát lấy mẫu phục vụ công tác kiểm dịch động vật; tăng cường kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ…; chú trọng công tác quản lý thị trường tránh gian thương lợi dụng gây bất ổn thị trường.