Đại diện của Hiệp hội hạt tiêu Indonesia, Hiệp hội các nhà xuất khẩu tiêu Braxin và Hiệp hội hạt tiêu Việt Nam sẽ nhóm họp tại Indonesia từ 25-28/6 để thảo luận về "các chiến lược marketing hợp tác và điều tra sản xuất".
Dự kiến, côngxoocxiom này sẽ đi vào hoạt động trong một vài tháng tới do giá hạt tiêu ASTA của Ấn Độ giảm rất mạnh so với các nước khác. Hiện nay, Ấn Độ có mức giá thấp nhất trên thế giới và điều này đã ảnh hưởng tới xuất khẩu của các nước trên, nhất là Việt Nam. Chỉ trong 15 ngày vừa qua, Ấn Độ đã bán được 1000 tấn hạt tiêu cho các khách hàng châu Âu, Mỹ và Canada với giá từ 3.650-3.725 USD/tấn. Trong khi đó, hạt tiêu Việt Nam được chào bán với giá 3.850 USD/tấn, của Indonesia là 3.900 USD/tấn và của Braxin là 3.700 USD/tấn loại B1 và 3.800-3.850 USD/tấn loại B ASTA. Malaysia chào bán với giá cao nhất 4.200 USD/tấn. Theo các chuyên gia, Việt Nam vẫn chào bán với giá cao hơn vì sản lượng thế giới và trong nước đều giảm thấp. So với năm 2006, sản lượng tiêu giảm khoảng 25-30% ở các nước sản xuất nên giá chào bán cũng cao hơn rất nhiều.
Từ tháng 1-4/007, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm 32% so với cùng kỳ năm ngoái. Theo các nhà xuất khẩu tại Kochi, Ấn Độ, lượng tồn kho của Việt Nam dự kiến vào khoảng 45.000 tấn.
Bình quân, mỗi tháng thế giới cần 20.000-25.000 tấn hạt tiêu. Và dự kiến với sản lượng thấp vào vụ tới, dự trữ của Việt Nam sẽ còn thấp hơn nhiều so với những năm trước. Thậm chí sau khi giảm giá hạt tiêu ASTA từ 4.000-4.100 USD/tấn xuống 3.850 USD/tấn cũng không đáp ứng đủ cầu. Các nhà nhập khẩu lớn đã phải thực hiện chiến lược chờ đợi trước hoạt động xuất khẩu thấp của các nước sản xuất chính.
Theo báo cáo của Cộng đồng hạt tiêu thế giới IPC, xuất khẩu hạt tiêu của Malaysia tháng 4/07 chỉ đạt 836 tấn, giảm so với 960 tấn cùng kỳ năm 2006. Lượng xuất khẩu kể từ đầu năm đến hết tháng 4/07 giảm 16% xuống còn 3.649 tấn