Kết nối nghiên cứu với thực tiễn
cho một nền NÔNG NGHIỆP tăng trưởng toàn diện
Cơ hội và những khó khăn cho hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam
18 | 09 | 2007
Theo thống kê năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (thủ công mỹ nghệ) của Việt Nam ước đạt 630,4 triệu USD. Nhiều ý kiến cho rằng đóng góp của ngành hàng này còn quá thấp, mới chỉ đạt chưa đầy 3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Theo thống kê năm 2006, kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ (thủ công mỹ nghệ) của Việt Nam ước đạt 630,4 triệu USD. Nhiều ý kiến cho rằng đóng góp của ngành hàng này còn quá thấp, mới chỉ đạt chưa đầy 3% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Tuy nhiên, nếu nhìn giá trị thực thu thì sự đóng góp của ngành hàng thủ công mỹ nghệ là không nhỏ so với nhiều mặt hàng công nghiệp khác.

Các ngành hàng như dệt may, giày dép, điện tử..., tuy kim ngạch thống kê cao nhưng ngoại tệ thực thu lại thấp, chỉ chiếm khoảng 20% giá trị xuất khẩu, do nguyên phụ liệu chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong đó hàng điện tử, linh phụ kiện máy tính, giá trị thực thu còn thấp hơn, khoảng 5-10%.

Ví dụ như mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, trong 20 ngày đầu tháng 8/2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này của Việt Nam đạt 11,7 triệu USD, ước tính trong tháng 8, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm, sơn mài của Việt Nam đạt 18,3 triệu USD, tăng 4% so với tháng 7. Tính chung trong 8 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu đạt 147 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2006. Nếu với tốc độ tăng trưởng như hiện nay được duy trì, thì dự kiến trong năm 2007, kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng mây tre lá, thảm sonư mài của Việt Nam đạt 228 triệu USD, tăng 19% so với năm 2006.

Hàng thủ công mỹ nghệ sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu có sẵn trong nước, nguyên phụ liệu nhập khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong sản phẩm, khoảng 3-5% giá trị xuất khẩu. Vì vậy giá trị thực thu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trên thực tế rất cao, từ 95-97%.

Theo thống kê, tính đến nay, cả nước có khoảng 2.017 làng nghề với nhiều loại hình sản xuất như hộ gia đình, tổ sản xuất, tổ hợp tác, các hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân,... thu hút hàng triệu lao động.

Giai đoạn 1975 đến 1986 là thời kỳ hoàng kim của hàng thủ công mỹ nghệ. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 40%, cao điểm đạt 53,4% (năm 1979). Giai đoạn trước 1990, thị trường chủ yếu là khối các nước Đông Âu, Liên Xô theo những thỏa thuận song phương. Sau 1990, thị trường này suy giảm bởi những biến động chính trị (năm 2000 chỉ đạt 40 triệu USD).

Từ sau năm 2000, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản, Nga và nhiều nước ASEAN, do những nỗ lực tìm kiếm thị trường. Trong đó, EU chiếm 50% giá trị xuất khẩu, Nhật Bản được xem là thị trường chính ở châu á, với 5% tỷ trọng. Mỹ là thị trường đầy triển vọng. Số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ, từ 50 năm 1996, tăng lên 133 nước vào năm 2005; và hiện nay, sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt hầu khắp các quốc gia trên thế giới.

Giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ chính qua các năm

Đơn vị: triệu USD

2000

235

2001

235

2002

331

2003

367

2004

450

2005

560

2006

630,4

Tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn này là 17,87%.Với thị trường EU xuất khẩu mặt hàng chính là gỗ, trong đó, Đức, Pháp, Hà Lan đã chiếm 10% tổng hàng hóa nhập khẩu.

Tỷ lệ tăng trưởng trong tổng kim ngạch xuất khẩu là 21,28%, nhưng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 2,8%. Thị trường Nhật Bản: kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này là 3,79 triệu USD năm 2004 (tăng 16,6% so với 2003). Khách hàng Nhật rất ưa thích mặt hàng gỗ và số lượng khách du lịch cũng gia tăng. Hiện có nhiều công ty Việt Nam sản xuất và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.

Ngoài ra, thị trường Nam Phi cũng tăng trưởng với nhiều triển vọng khi nhiều Cty Việt Nam đang tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến thương mại tại thị trường Nam Phi.

Tuy nhiên, đã và đang có những đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, nhưng ngành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong phát triển và mở rộng thị trường, đó là:

+chi phí cho thủ tục giao nhận hàng khá cao (30 USD/m3),

+mẫu mã đơn điệu, sản phẩm vì thế không đồng nhất.

+chi phí vận chuyển tính theo đơn vị m3 cao dẫn đến bất lợi trong cạnh tranh khi xuất khẩu hàng hóa sang EU và Mỹ.

Một khó khăn nữa là Việt Nam phải chịu áp lực cạnh tranh cao với hàng hóa Trung Quốc, Thái Lan cùng nhiều nước ASEAN cả về giá cả và mẫu mã; chưa kể áp lực từ hàng nhái, hàng giả...

Thị trường nội địa có sức mua yếu, trong khi kinh nghiệm thị trường quốc tế của doanh nghiệp Việt Nam còn hạn chế. Mặt khác, ngành hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề truyền thống Việt Nam hiện tại còn thiếu tính liên kết giữa khoa học và mỹ thuật học với việc chế tạo, sản xuất sản phẩm.



Nguồn: vinanet
Báo cáo phân tích thị trường