Tiêu thụ cá rôphi
Ngày nay, với nguồn thu nhập dành cho tiêu dùng tăng và nhịp độ cuộc sống tại các thành phố lớn ngày càng nhanh, người tiêu dùng luôn mong muốn làm phong phú thêm khẩu phần của mình và họ có xu hướng tìm đến loại thực phẩm có chất lượng cao và chế biến sẵn.
Đối với tiêu thụ trong nước, các thương nhân thường mua cá sau đó bán ra tại các chợ bán buôn hoặc nông dân trực tiếp bán cá tại các quầy riêng của họ.
Đối với xuất khẩu, hầu hết việc bán hàng đều do các công ty lớn thực hiện, họ có riêng các nhà máy chế biến và người nuôi cá. Các công ty này ký hợp đồng nuôi với hộ nông dân khi họ nhận được đơn đặt hàng của các nhà nhập khẩu. Tuy nhiên tính rủi ro của các dịch vụ này còn cao do cả hai bên có thể bị lỗi khi giá cả biến động mạnh.
Giá cá rôphi ở thị trường trong nước đã giảm từ tháng 8/2005, chủ yếu là do sản lượng tăng gấp đôi và thiếu khâu tiếp thị để thúc đẩy bán hàng ở những tỉnh không nuôi cá. Giá cá hồi tháng 1/2006 ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã giảm xuống còn 1,6USD/kg so với 2,3USD/kg hồi tháng 8/2005. Mặc dù giá xuất khẩu đã phục hồi lại từ năm ngoái, nhưng dự đoán giá nội địa sẽ tiếp tục giảm trong năm 2006.
Giá xuất khẩu trung bình trong năm 2005 lên đến 2167 USD/tấn, tăng 381 USD/ tấn so với năm 2004. Điều này được lý giải do tăng xuất khẩu hàng giá trị gia tăng như philê chẳng hạn.
Hiện nay Trung Quốc vẫn dành ưu tiên cho việc xúc tiến bán hàng cho cá rôphi. Hiện tại, hầu hết các thương nhân đang chế biến chủ yếu cho các hãng thực phẩm thế giới.
Kinh doanh cá rôphi
Xuất khẩu cá rôphi trong năm 2006 dự đoán có thể vượt 220.000 tấn, tăng 20% so với năm 2005. Từ năm 2002, xuất khẩu cá rôphi tăng lên rất nhanh với tốc độ tăng trưởng đạt 60%/năm.
Xuất khẩu tăng mạnh chủ yếu là nhờ giá thành sản xuất thấp (theo nguồn tin trong ngành, ước tính khoảng 0,7USD/kg, trong khi ở Mỹ là 2USD/kg). Theo dự đoán, mức tăng trưởng trong năm 2006 sẽ thấp hơn và đạt đến tốc độ tăng trưởng bền vững.
Khối lượng rôphi xuất khẩu gồm hai dạng chế biến: philê và nguyên con đông lạnh. Trong đó, tỷ trọng philê đông lạnh ngày càng tăng, năm 2005 tăng 47%, đông lạnh nguyên con giảm 8% so với năm 2004. Có được điều này là nhờ Trung Quốc có giá nhân công rẻ và ngành này có chủ trương tăng cường chế biến giá trị gia tăng cho hàng xuất khẩu. Khối lượng hàng giá trị gia tăng xuất khẩu ngày càng được xuất khẩu nhiều hơn.
Mỹ là thị trường nhập khẩu cá rôphi đông lạnh nhiều nhất của Trung Quốc trong giai đoạn từ 2002-2005, trong đó khoảng 77% philê đông lạnh và 73% cá nguyên con đông lạnh. Dự đoán, xu hướng nhập khẩu của Mỹ sẽ tiếp tục tăng.
Đồng thời, theo chủ trương của các nhà xuất khẩu Trung Quốc, trong những năm tới họ sẽ chú trọng đến đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu và mở rộng thị trường quốc tế, nhất là mở rộng sang Châu Âu và Trung Đông.
Xuất khẩu cá rôphi của Trung Quốc, 2002-2005 (tấn) |
Philê cá rôphi |
Nước | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
Mỹ | 7.012 | 14.550 | 27.293 | 43.357 |
Mêhicô | 1.712 | 3.291 | 7.540 | 6.578 |
Puetô-ricô | 56 | 186 | 496 | 781 |
Đức | 52 | 0 | 0 | 619 |
Ixraen | 0 | 120 | 152 | 595 |
Bỉ | 16 | 0 | 0 | 512 |
Canađa | 113 | 11 | 103 | 467 |
H.Kông | 44 | 389 | 144 | 141 |
Các nước ≠ | 9.121 | 19.015 | 36.242 | 53.494 |
Thị phần của Mỹ | 77% | 77% | 75% | 81% |
Cá rôphi nguyên con đông lạnh |
Nước | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 |
Mỹ | 16.173 | 26.816 | 28.878 | 26.871 |
Mêhicô | 2.222 | 4.554 | 7.776 | 8.297 |
Inđônêxia | 37 | 213 | 1.589 | 574 |
Ixraen | 23 | 387 | 526 | 436 |
Canađa | 506 | 459 | 584 | 396 |
Đôminica | 153 | 133 | 117 | 367 |
Malaixia | 66 | 1.184 | 2.085 | 309 |
UEA | 402 | 0 | 28 | 218 |
Anh | 0 | 0 | 0 | 178 |
Các nước ≠ | 1.251 | 1.416 | 963 | 1.114 |
Tổng cộng | 20.833 | 35.162 | 42.546 | 38.761 |
Thị phần của Mỹ | 78% | 76% | 68% | 69% |